Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.

1. Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1.1 Viêm da cơ địa (Chàm thể tạng)

Viêm da cơ địa là bệnh lý da phổ biến nhất ở trẻ. Bệnh xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti tập trung trên vùng da đỏ ở vùng mặt, cánh tay hoặc rải rác toàn thân. Các mụn nước thường gây ngứa rát, khi vỡ chảy dịch đồng thời là đường vào của vi khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoài da khác nên cần được khám đúng chuyên khoa sớm. Điều trị dựa vào dưỡng ẩm da đúng cách và dùng thuốc chống viêm bôi tại chỗ. Bệnh có thể tái phát sau nhiều năm hoặc biến mất hoàn toàn.

1.2 Hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài. Trẻ cần được khám loại trừ hen nếu trẻ có trên một trong các triệu chứng: nặng ngực, ho, khò khè, khó thở tái diễn nhiều lần. Các nguyên nhân khởi phát hoặc làm nặng cơn hen hay gặp gồm có: Hoạt động thể lực gắng sức, khói bụi, phấn hoa và các dị nguyên đường hô hấp, thức ăn khác, thuốc, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng.

Bệnh hen phế quản ngày càng phổ biến ở trẻ em, trẻ có các cơn khó thở dẫn tới giới hạn hoạt động của trẻ như học tập và giải trí, mất ngủ thậm chí ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát tốt. Việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ cần khai thác tiền sử trẻ và gia đình, thăm khám lâm sàng, đánh giá chức năng đường thở và tìm các dị nguyên khởi phát cơn hen ở trẻ.

1.3 Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng rất hay gặp ở trẻ, tuy triệu chứng không nặng nề nhưng thường dai dẳng, gây khó chịu cho trẻ. Các triệu chứng bao gồm: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi và ngạt mũi khiến trẻ thường xuyên gãi mũi, thở bằng miệng và ngủ không yên giấc. Trong khi đó, trẻ bị viêm kết mạc dị ứng sẽ bị ngứa mắt, hay thấy trẻ dụi mắt, chảy nước mắt. Triệu chứng viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng thường xuất hiện tái diễn theo mùa trong năm hoặc quanh năm. Bên cạnh việc tìm dị nguyên gây khởi phát bệnh, bác sỹ kê thuốc uống hoặc thuốc xịt mũi (hoặc nhỏ mắt) tùy tình trạng bệnh của từng trẻ.

1.4 Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có thể khởi phát ở trẻ bú mẹ (dị ứng sữa) hoặc khởi phát muộn ở trẻ lớn tuổi hơn và có thể gặp ở bất kì thực phẩm nào tuy nhiên hay gặp ở các loại thức ăn từ: lạc, các loai hạt quả, cá, tôm, trứng, đậu nành, sữa và lúa mì. Triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ ăn từ vài phút đến vài giờ, bao gồm: ngứa rát, phù nề lưỡi hoặc miệng, ban đỏ có thể rải rác toàn thân kèm ngứa; buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng; trong trường hợp nặng có thể có khó thở, tụt huyết áp và mất ý thức, đe dọa tính mạng trẻ.

Có thể gặp dị ứng chéo giữa các loại thức ăn, một số thực phẩm chỉ gây dị ứng khi còn sống hoặc khi đã nấu chín, vì vậy bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa Dị ứng để được tư vấn thay đổi chế độ ăn hợp lý cho con bạn.

1.5 Mày đay cấp và mạn

Mày đay là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện rải rác trên da do nguyên nhân dị ứng, các ban này xuất hiện trong thời gian ngắn (mày đay cấp) hoặc tái diễn kéo dài trên 6 tuần (mày đay mạn). Mày đay xuất hiện đơn độc sau khi cơ thể tiếp xúc dị nguyên lạ hoặc xuất hiện trong hoàn cảnh các bệnh lý dị ứng nói trên. Trẻ cần được thăm khám và làm test dị nguyên hoặc xét nghiêm máu để tìm dị nguyên hoặc các nguyên nhân khác gây mày đay kéo dài. Mày đay có thể tự hết tuy nhiên trong trường hợp nặng hoặc tái diễn kéo dài, cân nhắc dùng thuốc đường uống hoặc tiêm (thuốc kháng Histamin, chống viêm, thuốc sinh học)

2. Mẹ nên đưa trẻ đi khám và theo dõi bệnh ở đâu?

 

Khi trẻ có các dấu hiệu dị ứng như: Ban mày đay trên da kèm ngứa nhiều. Ho, khò khẻ, khó thở, tức nặng ngực; Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi tái diễn nhiều lần; Chảy nước mắt, ngứa mắt theo mùa hoặc quanh năm; Ban đỏ ngứa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, khó thở sau ăn vài phút đến vài giờ. Nếu trẻ có triệu chứng sưng phù môi, mắt hoặc đau bụng, khó thở cần đưa trẻ đến viện ngay.

Trẻ cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa Dị ứng tại tại cơ sở có đủ trang thiết bị (test da với dị nguyên, đo chức năng hô hấp, test kích thích dị nguyên, giải mẫn cảm đặc hiệu) để chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh.

3. Khi đưa trẻ đi khám chuyên khoa Dị ứng, bạn và trẻ sẽ được làm gì?

  • Bác sĩ sẽ thăm hỏi bạn và trẻ về tiền sử của trẻ và gia đình để xác định các yếu tố nghi ngờ liên quan đến tình trạng của con bạn.
  • Trẻ được làm các test hỗ trợ chẩn đoán bệnh như: Test dị nguyên nghi ngờ trên da hoặc xét nghiệm máu, đo chức năng hô hấp, khám mắt, tai mũi họng.
  • Bạn sẽ được các bác sĩ giải thích về tình trạng bệnh như: nguyên nhân và hướng điều trị, theo dõi bệnh của trẻ. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ Dị ứng sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với con bạn.
  • Trong những lần tái khám định kỳ, bác sĩ khám và kiểm tra lại tình trạng bệnh, đánh giá chức năng hô hấp (hen phế quản) nhằm kịp thời điều chỉnh thuốc để đạt mục tiêu điều trị.
  • Bạn cũng sẽ được tư vấn về cách xử trí bệnh tại nhà, các biện pháp phòng ngừa để trẻ không tiếp xúc lại với dị nguyên khởi phát bệnh (đặc biệt quan trọng trong trường hợp trẻ có tiền sử dị ứng nặng). Bác sỹ sẽ tư vấn về cách chăm sóc con bạn khi bé bị dị ứng như đổi sang sữa nào an toàn khi trẻ bị dị ứng sữa hoặc cách chăm sóc da cho trẻ khi trẻ bị viêm da cơ địa.
  • Nếu được chẩn đoán có bệnh lý dị ứng, con của bạn sẽ được cấp thẻ xác nhận dị ứng, điều này rất có ích cho những lần thăm khám sau này của trẻ ở các chuyên khoa hoặc cơ sở y tế khác.

4. Điều trị bệnh lý dị ứng như thế nào?

 

Sau khi tìm được nguyên nhân khởi phát bệnh, việc ngăn ngừa bệnh tái phát dựa vào khả năng ngăn ngừa trẻ tiếp xúc lại các dị nguyên này (thuốc, thức ăn, phấn hoa,..)

Tùy vào từng tình trạng của con bạn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng Histamin và/hoặc thuốc chống viêm, đường uống hoặc tại chỗ (xịt mũi, xịt họng, bôi tại chỗ) để cải thiện các triệu chứng của trẻ. Trong trường hợp bệnh nặng (sốc phản vệ, phù mạch, biến chứng khác của bệnh) trẻ cần được nằm viện để theo dõi liên tục và dùng thuốc đường tiêm truyền.

Mẹ và gia đình của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh của trẻ. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh xuất hiện trở lại đòi hỏi các mẹ phải theo dõi trẻ sát sao, các mẹ nên lập sổ theo dõi tần suất, mức độ xuất hiện của triệu chứng cũng như yếu tố khởi phát nghi ngờ để thuận lợi cho việc điều trị của trẻ, đặc biệt ở trẻ bị hen phế quản.

Sưu tầm

 


Tin tức liên quan

Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1861 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

1366 Lượt xem

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì sao bé chậm biết đi?
Vì sao bé chậm biết đi?

680 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

6056 Lượt xem

Bài thuốc từ lá đinh lăng từ lâu đã nổi tiếng chữa nhức mỏi, mất ngủ hiệu quả. Điều này có đúng với bà bầu? Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Mẹ xem ngay! Lá đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm xuất người nghèo”. Loại lá này bổ như vậy liệu bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

431 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Điều trị nấm miệng ở trẻ em
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

518 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

636 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.
Phong tục truyền thống ngày Tết quê em
Phong tục truyền thống ngày Tết quê em

2864 Lượt xem

Hương vị mùa xuân
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

1143 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

1280 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

472 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

756 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1267 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

403 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé

1295 Lượt xem

Kỹ năng, kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng dành cho cha mẹ để chăm con khôn lớn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần phải biết những kỹ năng dưới đây để chăm trẻ một cách tốt nhất.
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

426 Lượt xem

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

692 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

555 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

2202 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800
Giấc mơ của bé...
Giấc mơ của bé...

1259 Lượt xem

Lúc nhỏ ai cũng có ước mơ của riêng minh, có những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực nếu ta không thực hiện nó...và nó vẫn mãi là giấc mơ và sẽ bị lãng quên trong vô vàng ký ức.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng