TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
Cơ thể mẹ đã sẵn sàng để đón nhận sự hình thành của bé
Lúc này trứng bắt đầu chín và rụng xuống, cơ thể mẹ đang ở trạng thái sẵn sàng nhất cho quá trình thụ thai.
Buồng trứng bắt đầu khởi động cho quá trình rụng trứng tại cuối tuần thai thứ 2
Tuần thai thứ 2 là bước khởi đầu quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Cũng giống như tuần đầu tiên, lúc này bé chưa thật sự xuất hiện. Để chuẩn bị cho ngày rụng, những quả trứng của mẹ tiếp tục lớn dần lên. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có khoảng 150 quả trứng gần chín nhưng chỉ có 1 quả là đạt đúng chuẩn để thụ tinh vào thời điểm trứng rụng. Với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm ngả âm đạo và các phương pháp hỗ trợ sinh sản, các mẹ có thể theo dõi được sự phát triển của trứng và biết chính xác thời điểm trứng rụng.
Những sự thay đổi trong cơ thể Mẹ của tuần thai thứ 2:
Ở thời điểm trước và trong khi rụng trứng cơ thể mẹ có sự thay đổi như:
- Ngực căng, đau tức.
- Dịch tiết âm đạo cũng tăng lên, trong và hơi mỏng có thể là dạng nước trong suốt, nhất là vào lúc trứng rụng thì càng nhiều.
- Thân nhiệt tăng lên đột ngột, nhất là trong ngày rụng trứng.
- Đau tức bụng dưới.
- Buồn nôn,chóng mặt
- Nhu cầu ham muốn tăng cao.
- Hiện tượng này duy trì khoảng 2 – 3 ngày. Đây sẽ là một dấu hiệu quan trọng giúp mẹ có thể xác định được chính xác ngày trứng rụng.
Bên trong cơ thể, lớp niêm mạc trong tử cung đang phát triển và dày lên để có thể chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Lúc này các hooc-mon sinh dục hoạt động mạnh khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên. Lượng estrogen và progestogen tác động trên tử cung để tạo thành một lớp giàu mô máu hỗ trợ trứng thụ tinh. Cùng lúc đó, các hóa chất và hooc-mon làm trứng chín rơi khỏi nang và đi vào vòi fa-lốp.
Điều mẹ cần làm lúc này là chú ý đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng để tăng khả năng thụ thai cũng như chuẩn bị năng lượng để nuôi dưỡng bé yêu. Nếu mẹ xác định muốn có thai thì phải bổ sung dưỡng chất cho cơ thể từ trước. Về chế độ ăn uống trong tuần thai thứ 2, mẹ nên cung cấp đầy đủ chất béo, sắt, protein, khoáng chất, vitamin theo đúng tỷ lệ cho cơ thể.
Tin tức liên quan
12/11/2022 | 457 Lượt xem
28/11/2022 | 359 Lượt xem
03/08/2020 | 1249 Lượt xem
16/11/2022 | 513 Lượt xem
10/12/2022 | 575 Lượt xem
29/03/2023 | 664 Lượt xem
Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.
24/03/2023 | 361 Lượt xem
Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.
19/11/2022 | 424 Lượt xem
26/11/2022 | 0 Lượt xem
12/11/2022 | 337 Lượt xem
15/11/2022 | 410 Lượt xem
15/11/2022 | 407 Lượt xem
19/11/2022 | 449 Lượt xem
11/11/2022 | 1716 Lượt xem
07/08/2017 | 1689 Lượt xem
28/06/2019 | 1695 Lượt xem
03/12/2022 | 342 Lượt xem
21/11/2022 | 385 Lượt xem
24/03/2023 | 465 Lượt xem
Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.
17/11/2022 | 380 Lượt xem
Xem thêm