Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày

1. Lợi ích của việc vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi

  • Vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng chưa mọc giúp ích cho việc mọc răng sữa sau này của trẻ.
  • Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Thói quen này sẽ theo bé suốt cả cuộc đời.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng, vệ sinh răng miệng cho bé giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Mặc dù lúc này trẻ chủ yếu chỉ bú sữa và ăn dặm cháo, bột, ... tuy nhiên, các mảng bám vẫn có thể tồn đọng trên răng của trẻ, do đó cần phải được làm sạch.

2. Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi

  • Giai đoạn bé chưa mọc răng: mẹ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm sạch, hoặc nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng nướu của trẻ 1 lần/ngày. Mẹ có thể kết hợp việc này trong lúc tắm cho bé.
  • Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng: mẹ dùng một bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) và một chiếc khăn vải mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. Bắt đầu bằng việc nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải sạch và kỹ các mặt của răng cũng như toàn bộ nướu. Kết thúc bằng việc dùng khăn mềm lau sạch răng và nướu của trẻ.
  • Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ lưu ý đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng, nhẹ nhàng xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (khoảng 2 - 3 răng), chải cả 3 mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
  • Ở giai đoạn bắt đầu, trẻ thường không thích kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé cha mẹ nên cẩn thận và cần hướng dẫn, nhắc nhở để trẻ không nuốt kem đánh răng. Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ (đối với trẻ chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hoặc cha mẹ cũng có thể phết một lớp thật mỏng trên bàn chải của trẻ). Chất fluoride có trong kem đánh răng sẽ làm răng trẻ thêm rắn chắc.

3. Những lưu ý trong vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ ăn dặm

Sử dụng miếng vải mềm để vệ sinh răng miệng cho bé

  • Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ. Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên tạo không khí vui nhộn như kể chuyện, bật nhạc, hoặc ca hát để trẻ thích thú và nhớ đến việc vệ sinh răng miệng với tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
  • Sau khi trẻ mọc răng, mẹ nên cho trẻ uống một chút nước sau khi bú hoặc ăn, rồi dùng một miếng gạc hoặc vải mềm, ẩm quấn quanh ngón tay, nhẹ nhàng lau sạch răng (cả mặt ngoài và mặt trong của răng) và thoa nướu, lưỡi cho trẻ.
  • Để đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra để phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (hoặc do bú bình) và kịp thời có biện pháp phòng ngừa sâu răng. Mẹ không nên chờ đến khi trẻ bị sâu răng hoặc đau răng mới đưa trẻ đến gặp nha sĩ.
  • Trẻ trên 3 tuổi thì có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mặt trong của răng.
  • Nên thay bàn chải cho trẻ khi lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, khoảng 3 tháng/lần.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng, đây cũng là lúc vi khuẩn gây bệnh răng miệng dễ lây truyền từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác, ví dụ như truyền từ mẹ cho bé thông qua việc hôn, nếm thức ăn, hay mút núm vú giả trước khi cho trẻ bú. Do đó, để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé, cha mẹ lưu ý tránh hôn trẻ, đặc biệt là hôn vùng miệng.
  • Mẹ cần chải răng thật kỹ và có chế độ ăn hạn chế lượng đường để làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, cũng không nên cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người thân trong nhà bị sâu răng, tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

4. Giúp bé phát triển răng tốt và khỏe mạnh

Bên cạnh chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giúp răng bé phát triển và bé có hàm răng khỏe, đẹp.

  • Không nên cho bé nằm uống sữa vì khi răng đang mọc, bé sẽ có thói quen ngậm chặt núm bình. Răng ngâm trong sữa lâu, dễ bị biến dạng và làm hỏng men răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và dễ gây sâu răng.
  • Không nên cho bé mút đầu ngón tay hoặc ngậm ti giả, sẽ khiến răng mọc không đều và không thẳng hàng.
  • Không nên cho bé nhai một bên, sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối của khuôn mặt.
  • Cho bé ăn thức ăn có độ cứng phù hợp với sự phát triển của răng để răng bé phát triển toàn diện hơn.

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi là rất quan trọng và cần thiết, vì nó không chỉ kích thích việc mọc răng sữa cho bé, mà còn hình thành thói quen theo bé suốt cuộc đời.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe.

 


Tin tức liên quan

Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

144 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

182 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1535 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết
Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

1554 Lượt xem

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

230 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1541 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

209 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục giúp duy trì đường huyết ổn định. Dưới đây là 5 môn thể thao tốt cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

212 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai
Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai

184 Lượt xem

Đau lưng khi mang thai gặp ở phần lớn các thai phụ, cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và đau tăng dần theo thai kỳ. Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đó cũng chính là những nguyên nhân hay gặp gây tình trạng đau lưng. Có nhiều sản phụ chỉ đau nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, nhưng cũng không ít sản phụ đau nhiều, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.
Cho bé mặc gì mùa nóng.
Cho bé mặc gì mùa nóng.

1476 Lượt xem

Thời tiết nóng nực sẽ khiến trẻ em, thậm chí là người lớn đổ mồ hôi rất nhiều sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trong mùa hè.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

872 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

886 Lượt xem

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách nhân biết
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách nhân biết

1114 Lượt xem

Rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng nôn trớ sau khi bú hoặc ăn khoảng 15 phút. Tình trạng nôn trớ thường xuyên sẽ rất dễ khiến bé bị đau rát ở cuống họng, nuốt khó khăn, quấy khóc,… Đây là triệu chứng khiến các phụ huynh nhầm lẫn cho rằng nôn trớ là hiện tượng sinh lý thông thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ít người biết được, những biểu hiện trên cảnh báo con bạn đang mắc phải bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

210 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh

203 Lượt xem

Băng huyết sau sinh (tên tiếng Anh là postpartum hemorrhage) được xác định là tình trạng mất máu tích lũy 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên thế giới.
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1110 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

386 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

1010 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

1033 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?
Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?

207 Lượt xem

Canxi là một chất khoáng cần thiết có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà không được bổ sung kịp thời khá nghiêm trọng. Khi lượng canxi cung cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của cơ thể sẽ xuất hiện những hiện tượng như chuột rút, đau mỏi cơ… Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, không khắc phục và bổ sung thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Cùng theo dõi những hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà các mẹ nên quan tâm để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng