Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

1. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Dưới đây là các mũi vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai mà các mẹ cần ghi nhớ.

1.1. Tiêm phòng trước khi mang thai

  • Sởi – quai bị - rubella: Đây là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non,... Vì vậy, khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc-xin phòng sởi – quai bị - rubella, tốt nên tiêm trước 3-6 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.
  • Thủy đậu: Nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não,...
  • Viêm gan B: Đây là căn bệnh có khả năng lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.
  • Cúm: Mẹ mắc cúm trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ khiến con gặp dị tật, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai. Khi mẹ tiêm vắc-xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc-xin phòng cúm có thể tiêm trước khi mang thai hay bất cứ độ tuổi nào của thai kỳ.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4- 64 tuổi. Đây cũng là vắc-xin cần tiêm trước khi mang bầu để phòng ho gà sơ sinh cho con.
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

Lịch tiêm phòng cho bà bầu.

1.2. Tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai

 

Trước khi mang thai, chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang bầu cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và bé. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc-xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo tổ chức y tế thế giới và CDC còn khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc-xin này.

2. Lịch tiêm phòng cho bà bầu

 

Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu chị em nên ghi nhớ để đi tiêm đầy đủ.

2.1. Trước khi mang thai

  • Mũi tiêm 3 trong 1 ( sởi, quai bị, rubella ): nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.
  • Tiêm phòng viêm gan B: Trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe.
  • Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau tiêm.

2.2. Trong khi mang bầu

  • Đối với thai lần đầu: Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi thứ 2 là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Chị em cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng.
  • Lần có thai sau: tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván.
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

Các chị em nên đi tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai.

3. Địa điểm tiêm phòng cho bà bầu

 

Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đến trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

4. Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

 

Với các mũi tiêm phòng đặc biệt là mũi tiêm phòng uốn ván, chị em cần lưu ý vì hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Vắc-xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc-xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng,...
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
  • Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn.

Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

Tiêm phòng đầy đủ cho mẹ bầu, chuẩn bị sức khỏe tốt để chào đón bé yêu.

 

Trên đây là những thông tin về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như các mũi tiêm cần thiết các chị cần biết. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Chúc bạn và em bé mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!


Tin tức liên quan

Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

383 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

882 Lượt xem

Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm rất khó đối với những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà những cha mẹ có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn

1965 Lượt xem

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

547 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

311 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh

1629 Lượt xem

Mặc quần áo như thế nào cho con đi ngủ để bé đủ ấm vào mùa đông và không bị nóng vào mùa hè là điều khiến không ít cha mẹ đau đầu.
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

318 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

338 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.

Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

389 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần

298 Lượt xem

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.

Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

531 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

308 Lượt xem

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn là cột mốc quan trọng mà cha mẹ nào cũng mong đợi. Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi thường là 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn con số này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
Chanh có tốt cho thai kỳ không?
Chanh có tốt cho thai kỳ không?

395 Lượt xem

Một lượng nhỏ nước chanh tươi có thể cung cấp vitamin, dinh dưỡng và tăng cường hydrat hóa với một số lợi ích bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, khi khuếch tán tinh dầu chanh có thể giúp giảm đau trong trường hợp buồn nôn. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi tiêu thụ quá nhiều chanh và các sản phẩm, thực phẩm và đồ uống có chứa chanh vì hàm lượng axit có thể làm hỏng răng của bạn hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược axit, chẳng hạn như chứng ợ nóng.

Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

385 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

318 Lượt xem

Ở tuần thai thứ 13, bé đã nặng khoảng 43g và có chiều dài 9cm. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của bé trong cơ thể. Đặc biệt, ba xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành nên bé đã nghe được tiếng của mẹ.
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1154 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

415 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

1004 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

447 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng