Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé:
 
Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng cầm, nắm và đưa thức ăn vào miệng bằng các đầu ngón tay. Khi đó, trái cây tươi là lựa chọn hợp lý. Những loại trái cây này không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng nguồn gốc thực vật cần thiết mà còn giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Cắt lát chuối, đào, dâu tây…. để trẻ tự dùng tay đưa trái cây vào miệng. Lưu ý không cắt lát quá lớn có thể gây nghẹn, bít tắc đường hô hấp.

Nếu trẻ không ngay lập tức ăn một loại trái cây mới, hãy kiên trì thêm nó vào các bữa ăn vì trên thực tế, trẻ cần tiếp xúc với những loại thực phẩm mới từ 6 đến 15 lần trước khi chấp nhận nó.

Trái cây tươi, mềm cũng thích hợp để làm sinh tố cho trẻ. Tuy nhiên, cần đảm bảo những loại trái cây trẻ ăn không để quá 2 giờ kể từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh hoặc gọt vỏ.

Sữa và sữa chua là lựa chọn hàng đầu cho trẻ 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi là giai đoạn tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và đó là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn thêm sữa ngoài

Sữa và sữa chua là nguồn protein và canxi tuyệt vời trong quá trình tạo xương, răng của trẻ. Một ly sữa nguyên chất (khoảng 244ml) cung cấp 8 gam protein và 39% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.

Nếu muốn thay đổi loại sữa cho trẻ cần khoảng 3-5 ngày để xác định những phản ứng của cơ thể với loại sữa mới này hoặc để chắc chắn hơn, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trong việc lựa chọn sữa.

Cháo bột yến mạch

Những đứa trẻ chưa thành thạo trong việc sử dụng răng để nhai thì thức ăn dành cho chứng cần được cắt thành những miếng nhỏ và bột yến mạch là một lựa chọn hợp lý trong giai đoạn này.

Bột yến mạch dễ nuốt và chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, khoáng chất và các acid béo không bão hòa đơn…. Hơn thế nữa, bột yến mạch cung cấp lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa của trẻ.

Bánh kếp nguyên hạt

Đây nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú. Bánh kếp nguyên hạt chứa lượng lớn prebiotic thân thiện với đường tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi.

Trứng rất giàu protein và chất béo có lợi và một loạt các chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển chức năng của mắt và não bộ.

Ngoài ra trứng cũng là một loại thực phẩm dễ chế biến. Tuy nhiên cần lưu ý bởi đây là một trong tám loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến ở trẻ em. Cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp có các biểu hiện như nổi mề đay, nghẹt mũi, khó thở, ho hoặc mắc các vấn đề về tiêu hóa….

Đậu phụ

Đậu phụ là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp sắt, canxi và protein. 56 gam đậu phụ có thể cung cấp gần 1 miligam sắt (tương đương 14% nhu cầu sắt của cơ thể trẻ) và 12% nhu cầu canxi hàng ngày.

Thịt gà

Những miếng thịt gà mềm như phần ức là nguồn bổ sung protein chất lượng cho sự phát triển về thể chất của trẻ. Để trẻ làm quen với thịt gà bằng cách xay nhuyễn và trộn cùng cháo ăn dặm sau đó có thể luộc hoặc xào trong trường hợp trẻ đã có thể tự nhai được.

Quả bơ

Bơ là thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ. Khoảng 75 gam bơ có thể cung cấp 9 gam chất béo không bão hòa đơn. Bơ có thể được xay để ăn kèm với bánh mì hoặc ngũ cốc hay có thể trộn cùng các loại trái cây khác.

Nước

Thực phẩm không thể thiếu không chỉ đối với trẻ em mà đối với tất cả mọi người. Trẻ dưới 1 tuổi nên uống ít nhất 240ml nước mỗi ngày thậm chí là nhiều hơn trong trường hợp vận động nhiều, ốm hay sốt.

Bông cải xanh, đậu Hà Lan và cà rốt

Các loại rau củ quả như cải xanh, đậu Hà Lan và cà rốt chứa nhiều vitamin C và các chất xơ. Ngoài ra, cà rốt còn chứa lutein, một loại chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt. Trong khi đậu Hà Lan cung cấp protein hình thành nên cơ bắp của trẻ.

Nên cho trẻ 1 tuổi ăn các loại đậu, đỗ xay

130 gam đỗ xay cung cấp gần 39% nhu cầu về sắt cho cơ thể trẻ trong một ngày. Sử dụng đậu đỗ xay kèm theo một số loại thực phẩm giàu vitamin C như: Cải xanh, cà chua hoặc khoai lang sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu sắt tốt hơn. Ngoài ra, với những trẻ lười ăn thịt, chế độ ăn kết hợp này có thể cung cấp đủ sắt giúp phòng chống thiếu máu ở trẻ em.

Hummus cho trẻ 1 tuổi

Hummus là sự kết hợp của đậu xanh và bơ làm từ hạt vừng. Bộ đôi này cung cấp lượng lớn protein, chất béo có lợi, vitamin và khoáng chất.

Hummus có thể được ăn kèm với bánh quy hoặc ngũ cốc giúp trẻ ngon miệng hơn.

Điểm chính trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ dưới 1 tuổi là dễ nhai, mềm và bổ dưỡng điều quan trọng là cần kiên trì bởi trẻ cần từ 6 đến 15 lần “dùng thử” mới có thể đưa ra quyết định có chấp nhận ăn món này hay không. Trẻ mới chập chững biết đi cần khoảng 1.000 calo, 700 miligam canxi, 600 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D và 7 miligam sắt mỗi ngày để hỗ trợ sự tăng trưởng thích hợp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

 


Tin tức liên quan

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

1246 Lượt xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ 6 tuổi biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1436 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

134 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

220 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

924 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

88 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

113 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

186 Lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

194 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh

Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh

1774 Lượt xem

Các bé dù biếng ăn đến đâu cũng sẽ không rời mắt các món ăn đáng yêu và quá dễ thương này
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ phòng ngừa dịch bệnh.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ phòng ngừa dịch bệnh.

993 Lượt xem

Trước tình trạng bùng phát dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới, mỗi gia đình cần phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa sạch sẽ như một phần của các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

127 Lượt xem

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn là cột mốc quan trọng mà cha mẹ nào cũng mong đợi. Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi thường là 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn con số này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

200 Lượt xem

Những cột mốc phát triển của trẻ, không đơn thuần chỉ là sự phát triển của con mà còn là niềm tự hào của cha mẹ. Và còn đặc biệt hơn đối những người lần đầu làm cha mẹ.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

177 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

155 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

181 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
Chú sâu nhỏ...

Chú sâu nhỏ...

1395 Lượt xem

Mập cũng khổ, đẹp càng khổ hơn....
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

187 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

97 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

Điều trị nấm miệng ở trẻ em

147 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng