Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.

Các nhóm chất cần thiết cho trẻ

Giai đoạn 2-6 tuổi là thời điểm chuyển tiếp quan trọng sang độ tuổi học đường. Có 3 điều mà cha mẹ nên quan tâm: trẻ phát triển hành vi ăn uống, tăng trưởng thể chất, phát triển não bộ.

Cụ thể, trẻ sẽ phát triển một số hành vi như lựa chọn thực phẩm như thích hay không thích, thậm chí không quan tâm. Các em cũng thích làm chủ trong bữa ăn, rõ rệt nhất khi 3-5 tuổi; thích món mới, lạ và vui (đặc biệt ở 4-6 tuổi).

Trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo từng độ tuổi.

Về thể chất, mức tăng trưởng của trẻ sẽ có xu hướng ổn định. Ví dụ như trước đó trẻ bụ bẫm thì độ tuổi này sẽ gọn hơn. Điều này cũng gây cho nhiều cha mẹ có tâm lý sợ con bị ốm hay tăng cân không đủ. Thực tế, trẻ vẫn tăng trưởng, chỉ là điều chỉnh để khỏe mạnh hơn. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy béo phì sau 2 tuổi có liên quan đến béo phì ở độ tuổi trưởng thành. Tốt nhất là trẻ cần tăng trưởng khỏe mạnh và đầy đủ, hơn là nhìn bụ bẫm dễ thương. 4-6 tuổi, trẻ có một đợt tăng trưởng nhanh để giúp trẻ bước sang độ tuổi đi học, dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng quan trọng.

Giai đoạn 2-6 tuổi, trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhận thức và tư duy. Ngôn ngữ cũng phát triển nhanh, nên nếu muốn để trẻ học ngoại ngữ, cha mẹ có thể cho bé làm quen khi 3-4 tuổi.

Để đáp ứng nhu cầu cho các sự phát triển trên, cần chú ý các nhóm chất quan trọng, gồm: đạm, chất béo omega-3 từ cá, bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn và rau củ quả vì nó giúp trẻ phát triển não bộ, miễn dịch. Nhóm dầu rất cần thiết cho hoạt động trí não. Khuyến khích dùng những dầu có chất béo bão hòa thấp như như dầu oliu, dầu hướng dương.

Hạn chế các sản phẩm thức ăn nhanh như gà rán hay bánh hamburger. Tránh cho bé ăn bánh kẹo, nước ngọt, bánh snack vì dễ gây "nghiện". Những thực phẩm này còn có thể làm trẻ no giữa các bữa ăn; chứa đường, chất béo không tốt, nhiều chất phụ gia khác...

Quan trọng nhất là tính đa dạng của thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định nào đó. Để tối ưu sự phát triển thể chất và trí não, cần gia tăng các hoạt động thể chất như đi dạo công viên, chơi bóng, nhảy dây, bơi lội...

Gợi ý phân bố nhóm thức ăn cho trẻ

Thực đơn cụ thể:

- Sáng: Một chén bún, 40g cá chiên và ít rau thái nhỏ. Cách bữa trưa 1,5 tiếng có thể cho bé uống 120ml sữa.

- Trưa: Một chén cơm và 20g rau mồng tơi nấu thịt, 40g thịt ram xé nhỏ. Sau 30 phút, cho bé ăn 5 trái dâu.

Xế trưa có thể cho bé ăn một trái chuối và một miếng pho mát

- Chiều: Một chén cơm, 40g canh súp cà rốt và su hào nấu thịt, 40g cá chiên. Sau 30 phút cho bé ăn 5 trái dâu.

- Tối: Trước ngủ 2 tiếng cho bé uống 120ml sữa.

Lưu ý, tùy theo mỗi bé mà mẹ phân bố linh hoạt khẩu phần mỗi ngày. Với bé 2-3 tuổi, mẹ có thể giảm 1-2 phần từ nhóm cơm gạo hoặc rau củ quả nếu trẻ ăn ít, nhưng nhóm thịt, cá và nhóm sữa vẫn nên giữ nguyên. Nếu trẻ đi học hoặc đi chơi xa, mẹ có thể chọn các món ăn nhẹ như bánh ít đường, muối hoặc sữa hộp để cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết trong ngày.

Trẻ con vốn năng động, trường hợp khó ép trẻ vào khuôn khổ 3 bữa một ngày thì nên có thể linh động chia nhỏ bữa ăn để hiệu quả hơn. Ví dụ như 3 bữa chính nhỏ thêm 2-3 bữa phụ (bánh lạt, sữa hộp, tôm lăn bột...).

Có một số nhóm dinh dưỡng quan trọng hơn trong giai đoạn này, phụ huynh nên phân bổ đều trong tuần thay vì theo ngày. Cụ thể mức ăn mỗi tuần là:

- Nguồn đạm tốt: Thịt bò hoặc heo (2 ngày); thịt gà hoặc cá (2-3 ngày); trứng và sữa, phô mai (rải rác 2 ngày).

- Cá có chất béo omega-3 tốt: Cá thu, cá hồi, cá chép, lươn nên ăn 2 ngày mỗi tuần. Một ngày ăn khoảng 80-100g thịt cá đã nấu.

- Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Duy trì ít nhất 2-3 ngày.

- Rau củ quả: Theo ngày thì 3 loại rau củ và 1-2 loại quả. Nếu theo tuần, cứ mỗi 3 ngày phụ huynh nên mua 5 loại rau củ và 3 loại quả để dễ dàng lên thực đơn cho trẻ. Điều này vẫn đảm bảo tính đa dạng thực phẩm mà bé ăn vào.

Những lầm tưởng khi lên thực đơn cho con

Thực tế vẫn còn nhiều cha mẹ có nhiều suy nghĩ rằng trẻ to béo mới là khỏe mạnh. Tuy nhiên, to béo chỉ cho thấy trẻ tăng cân nhanh, nhưng không thể nhận định rằng việc phát triển này theo chiều tốt hay xấu.

Nếu thu nạp nhiều năng lượng và chất béo, trẻ có thể mập mạp, nhưng to béo này lại dẫn bé có nhiều nguy cơ sức khỏe sau này. Đôi lúc, nhìn trẻ mập mạp nhưng trẻ có thể thiếu vi chất như thiếu vitamin D, sắt...

Một ngộ nhận khác của phụ huynh là trẻ ăn nhiều thịt cá sẽ to cao. Có nhiều bé ăn chén cơm đầy thịt cá. Mẹ cứ đút bé ăn, nhưng bé cứ đẩy ra và chỉ ăn cơm trắng. Thịt, cá là nguồn đạm cần thiết cho tăng trưởng của trẻ, nhưng nó phải đúng và phù hợp nhu cầu độ tuổi thì mới giúp phát triển.

Đạm cần thiết cho hệ cơ phát triển và tham gia cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động miễn dịch trong cơ thể. Đạm là một chuỗi những axit amin, trong đó có những axit amin cơ thể chỉ lấy được từ thực phẩm hàng ngày, gọi là axit amin thiết yếu. Thiếu những axit amin thiết yếu này, cơ thể trẻ có thể gặp bệnh lý. Thịt, cá, trứng và sữa là nguồn tốt và đầy đủ nhất cho axit amin thiết yếu này. Do đó, cần phân bổ đều trong bữa ăn.

Cung cấp đủ và đúng lượng đạm cần thiết mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Đạm còn là các đơn vị xây dựng chính cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, hình thành và thay thế tất cả các tế bào, mô..., giúp bé phát triển thể chất, tăng cân và phát triển kích thước cơ thể; từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Chất này còn là thành phần quan trọng cấu tạo nên các kháng thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, tăng cường miễn dịch của trẻ.

Nhu cầu đạm của trẻ luôn thay đổi ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ mầm non (3-5 tuổi) có nhu cầu đạm là 25gram một ngày, lượng đạm này tương đương với: 138,9 gram thịt bò; 131,6 gram thịt lợn; 147,1 gram cá chép; 156,3 gram trứng gà; 100-119 gram đậu, đỗ.

Nếu dư đạm có thể làm trẻ béo phì và gặp vấn đề sức khỏe khác. Để đo lượng đạm trẻ cần cho mỗi bữa ăn, phụ huynh có thể dùng phương pháp bàn tay của Bộ Y tế Anh.

Cách ước lượng chất đạm cho một bữa ăn của bé.

Ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ thích hợp với những nguồn cung cấp đạm khác nhau. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cũng như được truyền kháng thể quý giá từ mẹ.

6-24 tháng tuổi, kích thước dạ dày của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng... để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp đạm chính, giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh. Nên duy trì cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt đến 18-24 tháng. Trong trường hợp không thể tiếp tục duy trì cho bé bú mẹ, có thể lựa chọn các loại sữa có hàm lượng đạm gần bằng sữa mẹ và có tỷ lệ đạm whey tối ưu để dễ tiêu hóa và không thừa cân, béo phì.

Giai đoạn 24-36 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cứng cáp và ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đồng thời, lượng thức ăn mỗi bữa cũng tăng theo. Cần cân đối tỷ lệ chất đạm trong mỗi bữa ăn hàng ngày để giảm nguy cơ thừa cân béo phì. Đối với sữa, nên ưu tiên loại sữa có hàm lượng gần bằng sữa mẹ và có tỷ lệ đạm whey tối ưu để dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội...).

 

 

Sưu tầm


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

438 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?

1031 Lượt xem

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô có tốt cho bà bầu? Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn tần ô (rau cải cúc) chuẩn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè
6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè

1176 Lượt xem

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc 6 bệnh gồm : Bệnh rôm sảy ở trẻ , bệnh tiêu chảy , bệnh chân tay miệng , bệnh sốt xuất huyết , bệnh viên màng não , và bệnh sởi . Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua .
Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá
Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá

532 Lượt xem

Trẻ bị hóc xương cá là một tai nạn thường gặp ở cả các bé nhỏ lẫn bé lớn, khiến bé cảm thấy đau nhói, khó chịu trong cổ họng. Trong trường hợp bé hóc xương, mẹ nên bình tĩnh xử lý nhanh bằng những mẹo sau đây.
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1340 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

411 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Cho bé mặc gì mùa nóng.
Cho bé mặc gì mùa nóng.

1747 Lượt xem

Thời tiết nóng nực sẽ khiến trẻ em, thậm chí là người lớn đổ mồ hôi rất nhiều sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trong mùa hè.
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

461 Lượt xem

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1286 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

657 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

456 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn

Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

385 Lượt xem

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ em, tùy từng mức độ bỏng và tùy nguyên nhân mà có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu ban đầu là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra.
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

741 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

543 Lượt xem

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này. Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế. Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

461 Lượt xem

Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay! Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?

602 Lượt xem

Bà bầu ăn mướp đắng được không là thắc mắc của rất nhiều sản phụ đang mang thai, bởi đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mướp đắng có chứa chất gây co bóp tử cung và gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn mướp đắng hay không? Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

544 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?
Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục

618 Lượt xem

Tụt huyết áp khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Vậy bà bầu bị tụt huyết áp có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ. Nó gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố, ngoại hình và cả khả năng chịu đựng của người mẹ. Trong thời điểm này, việc bà bầu bị tụt huyết áp là điều rất bình thường. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức về tình trạng bà bầu huyết áp thấp.
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1696 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng