Điều trị nấm miệng ở trẻ em

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?

1. Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em

 

Nguyên nhân gây ra nấm miệng ở trẻ em chủ yếu do loại nấm men Candida, một loại nấm cơ hội luôn hiện diện trong cơ thể người đặc biệt là trẻ nhỏ. Nấm hay tồn tại ở những vùng tương đối ẩm ướt như niêm mạc miệng, ruột, âm đạo, bẹn, các nếp gấp ở da. Khi tình trạng vệ sinh hay sức để kháng kém, chúng có thể phát triển mạnh mẽ gây ra bệnh. Nấm cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh.

Những yếu tố chủ yếu khiến trẻ mắc phải nấm miệng có thể kể đến như:

  • Trẻ đang sử dụng kháng sinh gây ra rối loạn hệ khuẩn chí
  • Trẻ bị hăm bẹn dễ gây ra nấm bẹn và lan ra vùng khác do tiếp xúc, vệ sinh kém
  • Mẹ bị nhiễm nấm tại đầu vú hay phần phụ ngoài
  • Mẹ đang sử dụng kháng sinh, steroid, thuốc kháng acid,...

2. Trẻ bị nấm miệng phải làm sao?

 

Nấm khoang miệng ở trẻ khá thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như ba mẹ nhận biết đúng và xử lý tốt cho trẻ. Việc đầu tiên cần làm là vệ sinh răng miệng cho trẻ và có thể điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng nấm được bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó cần lưu ý một vài vấn đề sau khi đánh tưa miệng cho trẻ:

  • Nên đánh tưa miệng cho trẻ vào lúc trước ăn, khi trẻ đói vì quá trình thực hiện có thể gây kích thích nôn trớ ở trẻ.
  • Mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc quấn quanh ngón tay (ngón tay được sử dụng có kích cỡ phù hợp với miệng của trẻ) và nhúng vào nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc nhằm tránh cọ xát quá mạnh cho trẻ. Sau đó, dùng gạc thấm thuốc chống nấm (thường là Nystatin hay Miconazole với liều lượng phù hợp) đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và sau cùng là lưỡi, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn trớ của trẻ.
  • Nên tiếp tục rà miệng cho trẻ thêm 2 ngày với thuốc kháng nấm sau khi đã hết nấm để tránh trường hợp nấm tái phát trở lại.
  • Rơ miệng cho trẻ tối đa 3-4 lần/ ngày và nhiều nhất 7 ngày

Nếu sau 7 ngày trẻ không đỡ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc kháng nấm khác như thuốc uống Nystatin dạng viên. Ngoài ra, việc vệ sinh các vật dụng hàng ngày thật sạch cũng rất quan trọng nhằm tránh mầm bệnh lây lan.

Cha mẹ cần lưu ý khi tưa lưỡi khi trẻ bị nấm khoang miệng

3. Phòng ngừa nấm miệng ở trẻ như thế nào?

 

Một số biện pháp có thể phòng ngừa nấm miệng ở trẻ em gồm có:

  • Vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho trẻ đúng cách sau khi ăn: cho trẻ uống nước lọc nhằm làm sạch khoang miệng và lưỡi sau khi ăn hoặc cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Lau lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, 2 lần sáng và trước khi đi ngủ.
  • Đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế có chuyên khoa nhi để có hướng điều trị tốt nhất khi vệ sinh đúng cách mà nấm miệng không thuyên giảm
  • Khi rà lưỡi cho trẻ bằng mật ong ( khuyến cáo chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi) cần cho trẻ uống nước lọc, tráng miệng để tránh lưu lại chất đường trong miệng và chỉ sử dụng một lượng mật ong rất nhỏ để tránh gây bỏng rát lưỡi cho trẻ.
  • Tuyệt đối không sử dụng tùy tiện các loại thuốc uống hay kháng sinh, thuốc rắc lên lưỡi của trẻ để tránh gây viêm loét lưỡi.

Nấm miệng trẻ em là một tình trạng khá thường gặp, mặc dù bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan và cần đưa trẻ đến y tế cũng như có biện pháp chăm sóc hợp lý để tình trạng nấm khoang miệng được thuyên giảm và không tái phát ở các lần sau.


 

Tin tức liên quan

Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

2559 Lượt xem

Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

930 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

452 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không

2453 Lượt xem

Sinh con ra ai chẳng muốn gần gũi và bế con nâng niu nhưng theo quan niệm thì việc bế ẵm trẻ nhiều là không tốt chút nào vì nếu mẹ bế ẳm trẻ nhiều có thể làm cho trẻ quen hơi mẹ và lúc này làm cho mẹ đi đâu cũng khó. Vấn đề đó làm cho nhiều bà mẹ cứ thắc mắc hoài và việc bế trẻ nhiều tốt xấu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ thêm có nên bế bông trẻ nhỏ hay không
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?

346 Lượt xem

Trẻ sơ sinh, chuyện ăn, ngủ và ị là quan trọng nhất. Bé đi ngoài ra chất màu vàng không khỏi khiến mẹ thảng thốt và lo lắng. Chuyện này là sao nhỉ? Chắc có liên quan tới bệnh lý gì đó? Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Đây không phải chuyện đùa, càng không thể đoán bừa bệnh. Hiểu sao cho đúng về tình trạng này? Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau; mỗi màu phân lại là một câu chuyện khác nhau mà bé muốn “lên tiếng” cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, nếu thấy một lượng lớn chất nhầy lẫn trong phân không phải là dấu hiệu bình thường. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu về tình trạng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh; đồng thời, trả lời được thắc mắc “trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có bình thường không?”
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

371 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

265 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

251 Lượt xem

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

150 Lượt xem

Làm mẹ từ lâu đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự

205 Lượt xem

Chẳng ai có thể phủ nhận vẻ đáng yêu như thiên thần của các em bé mới sinh. Mắt thì nhắm chặt thiu thiu ngủ, tay chân lũn chũn dễ thương, người thơm thơm ngọt ngọt mùi sữa. Bởi thế mà chẳng ai có thể kìm lòng được, cứ hết bế em lên, lại thơm chụt vài cái vào má. Tuy nhiên, để tránh gây phiền hà cho cả mẹ và bé nhé, bạn không nên làm những điều cấm kỵ dưới đây khi thăm bé sơ sinh nhé!
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

212 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

308 Lượt xem

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

257 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

212 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục giúp duy trì đường huyết ổn định. Dưới đây là 5 môn thể thao tốt cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ

206 Lượt xem

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm tiết sữa mẹ.
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?

340 Lượt xem

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô có tốt cho bà bầu? Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn tần ô (rau cải cúc) chuẩn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

323 Lượt xem

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc. Bởi trẻ đã quen thuộc với tình trạng nằm gọn trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được quấn lại sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được xoa dịu nhiều hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mẹ cần lưu ý các tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh không đúng cách. Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

878 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?

238 Lượt xem

Bí tiểu là trường hợp có thể bất kì ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không đi tiểu được sẽ quấy khóc và khiến ba mẹ lo lắng. Trẻ sơ sinh không đi tiểu được rất thường hay xảy ra. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về vấn đề trên và cách để khắc phục giúp con vui khỏe hơn mỗi ngày.
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

1012 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng