Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ

1. Những nguyên nhân gây sặc sữa, sặc thức ăn ở trẻ

1.1. Nguyên nhân thường gây sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Bé sử dụng bình sữa có núm cao su lỗ quá to làm sữa chảy ra nhiều hoặc do mẹ nhiều sữa, sữa xuống nhanh làm bé nuốt không kịp gây sặc. Mẹ cho bé bú sai tư thế, bé vừa ngủ vừa ngậm vú nhưng không nuốt, khi bé thở mạnh sẽ gây sặc sữa lên mũi hoặc bé bị sặc sữa vào phổi. Khi bé vừa bú vừa hóng chuyện, cười đùa sẽ làm sữa tràn vào khí quản, gây sặc sữa.

1.2. Nguyên nhân gây sặc thức ăn ở trẻ

Do cha mẹ cho trẻ ăn những thức ăn chưa phù hợp với khả năng nhai, nuốt của trẻ. Cha mẹ cho trẻ ăn không đúng tư thế, trẻ không ngồi một chỗ khi ăn mà liên tục di chuyển, chạy nhảy, cười đùa. Cha mẹ cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, ép ăn nhanh, trẻ nuốt vội dễ dẫn đến sặc.

2. Sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Khi trẻ bị sặc, sữa hoặc thức ăn sẽ vào đường thở, tràn vào khí quản, phế quản, phế nang làm cản trở quá trình trao đổi oxy, gây tắc đường hô hấp. Trẻ sẽ nhanh chóng bị thiếu oxy, suy hô hấp và có thể ngừng thở.

Các triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc là: trẻ đang ăn bú hoặc ăn bỗng ho sặc sụa, tím tái, bé bị sặc sữa thở khò khè, thở rít, khó thở, mắt trợn ngược. Da trẻ tái xanh, người hốt hoảng, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.

Sặc là một cấp cứu tối khẩn ở trẻ em, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng do suy hô hấp hoặc trẻ sẽ bị những di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị thiếu oxy trong thời gian lâu.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa

3. Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa, sặc thức ăn

3.1 Xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

  • Làm thông thoáng đường thở trẻ: Dùng dụng cụ hút để hút sữa trong miệng và mũi trẻ càng nhanh càng tốt, nếu để lâu sữa sẽ vào sâu bên trong phổi gây tắc đường hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Nếu không có dụng cụ hút có thể dùng miệng để hút, nên hút miệng trước, hút mũi sau.
  • Kích thích mạnh để trẻ khóc và tự thở:
    • Vỗ lưng: đặt trẻ nằm sấp xuống đùi, đầu thấp hơn ngực, dùng bàn tay vỗ liên tiếp mạnh vào vùng lưng giữa hai vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước khoảng 5 cái. Sau đó, lật nhẹ nhàng về tư thế ngửa xem trẻ đã tự thở được chưa.
    • Ấn ngực: nếu sau khi vỗ lưng mà trẻ vẫn chưa thở được, giữ trẻ ở tư thế ngửa, giữ đầu thấp hơn ngực. Ấn vuông góc khoảng 5 lần liên tiếp, tốc độ 1 lần ấn/ giây vào vị trí 1/3 dưới xương ức (cách khoảng 1 đốt ngón tay dưới đường nối hai 2 núm vú).

Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực cho đến khi trẻ thở được.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngay sau đó.

3.2. Xử trí khi trẻ bị sặc thức ăn

Cha mẹ nên bình tĩnh đánh giá tình hình của trẻ:

  • Nếu trẻ ho hoặc khóc và vẫn thở được được thì tình trạng của trẻ chưa nghiêm trọng. Cha mẹ nên động viên, cổ vũ bé tiếp tục ho, ọe để tống thức ăn, dị vật ra ngoài. Kiểm tra miệng bé và móc ra những thức ăn có thể nhìn thấy. Nếu không thấy mẩu thức ăn, không nên tự dùng ngón tay mò mẫm trong miệng trẻ vì có thể vô tình đẩy thức ăn vào sâu hơn trong đường hô hấp. Theo dõi tình trạng của bé, xem sau khi ho bé có dễ thở hơn không, đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khi bé có hiện tượng thở khó khăn.
  • Nếu trẻ tỉnh táo và khó thở: kiểm tra miệng bé, lấy ra tất cả những mẫu thức ăn có thể nhìn thấy được, sau đó thực hiện động tác vỗ ngực và ấn lưng như khi sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Nếu trẻ bất tỉnh và ngưng thở: tiến hành hà hơi thổi ngạt và thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực, gọi ngay xe cấp cứu.

4. Phòng ngừa tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn ở trẻ em

Để phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh, đối với trẻ bú mẹ, nếu mẹ sữa nhiều nên kẹp đầu ti để hạn chế tốc độ sữa khi bé bú. Nếu mẹ cho bé bú bình, nên chọn núm vú có kích cỡ phù hợp, hiện trên thị trường có các loại bình sữa có van chống sặc, sữa chỉ chảy khi bé mút giúp hạn chế tình trạng sữa chảy quá nhanh, giảm nguy cơ sặc cho bé.

Không cho trẻ bú khi đang nằm, vừa bú vừa ngủ, mẹ cũng không nên vừa cho bé bú vừa cười đùa với bé. Khi cho bé bú, mẹ nên bế bé đúng cách, đảm bảo sao cho đầu - lưng và mông bé nằm trên một đường thẳng, đầu bé đối diện với ngực mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ. Tư thế bú đúng cách sẽ giảm nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

Để phòng ngừa nguy cơ sặc thức ăn ở trẻ em, ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngồi một chỗ khi ăn, tốt nhất là trẻ được ngồi trong ghế tập ăn ngay từ sớm để tránh tình trạng khi lớn lên trẻ không chịu ngồi ăn mà vừa ăn vừa di chuyển, vừa vất vả cho cha mẹ vừa tăng nguy cơ sặc thức ăn cho trẻ.

Cha mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn, không đút quá nhanh, không cho trẻ ăn khi đang khóc hay đang đùa giỡn. Không đút một lượng lớn thức ăn cùng lúc mà nên chia ra từng thìa nhỏ, khi trẻ có các biểu hiện bất thường, nhanh chóng kiểm tra xem trẻ có đang bị sặc không.

Việc xử lý cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Và nếu đã xử trí theo các cách trên nhưng trẻ vẫn có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, ngưng thở,... các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

 


Tin tức liên quan

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

279 Lượt xem

Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc tăng cân ở trẻ. Mẹ nên tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết sau đây để chăm sóc giấc ngủ cho con tốt hơn nhé.
Vì sao bé chậm biết đi?
Vì sao bé chậm biết đi?

303 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1005 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

441 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

212 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

290 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1075 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không

2445 Lượt xem

Sinh con ra ai chẳng muốn gần gũi và bế con nâng niu nhưng theo quan niệm thì việc bế ẵm trẻ nhiều là không tốt chút nào vì nếu mẹ bế ẳm trẻ nhiều có thể làm cho trẻ quen hơi mẹ và lúc này làm cho mẹ đi đâu cũng khó. Vấn đề đó làm cho nhiều bà mẹ cứ thắc mắc hoài và việc bế trẻ nhiều tốt xấu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ thêm có nên bế bông trẻ nhỏ hay không
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

872 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Các loại hạt tốt
Các loại hạt tốt

301 Lượt xem

Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

1005 Lượt xem

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

250 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

978 Lượt xem

Thời kỳ tam cá nguyệt thai nhi chưa ổn định vì vậy các mẹ cần chú ý kỹ trong quá trình ăn uống. Các mẹ cần lên cho mình một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thụ chưa nhiều vì vậy các mẹ chỉ cần duy trì năng lượng ở mức bình thường. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa 1 ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm ngén.
Chú sâu nhỏ...
Chú sâu nhỏ...

1480 Lượt xem

Mập cũng khổ, đẹp càng khổ hơn....
Có nên ăn nấm khi mang thai?
Có nên ăn nấm khi mang thai?

244 Lượt xem

Nấm là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hàng ngày bởi chúng không chỉ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon.
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

194 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

264 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

265 Lượt xem

Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng cần được các bác sĩ tại bệnh viện chuyên khoa nhi thăm khám và điều trị sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nặng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

211 Lượt xem

Kiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng ngày nay. Mẹ cùng thử tìm hiểu nhé.
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

147 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn nhảy cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trang bị đầy đủ cho mình cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Mẹ theo dõi ngay! 3 tháng đầu là lúc bé bắt đầu thích ứng với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu mẹ không ưu tiên tìm hiểu về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.  

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng