Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
1. Bệnh tiêu chảy có nguy hiểm không?
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ - trung bình 3 - 5 triệu trẻ/năm. Tiêu chảy còn có thể gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, gây tốn kém về kinh tế cho nhiều gia đình. Nguyên nhân tiêu chảy cấp phổ biến ở trẻ em là do sai lầm về dinh dưỡng, viêm dạ dày – ruột, nhiễm khuẩn toàn thể và do một số nguyên nhân khác, khác nhau tùy theo tuổi.
- Phổ biến:
Trẻ < 1 tuổi:
Sai lầm dinh dưỡng
Viêm dạ dày ruột
Nhiễm khuẩn toàn thể
Sử dụng kháng sinh sai
Trẻ 1 - 5 tuổi:
Viêm dạ dày ruột
Ngộ độc thức ăn
Nhiễm khuẩn toàn thể
Sử dụng kháng sinh sai
Trẻ trên 5 tuổi:
Viêm dạ dày ruột
Ngộ độc thức ăn
Sử dụng kháng sinh sai
- Ít gặp
Trẻ < 1 tuổi:
Viêm đại tràng nhiễm độc ở bệnh Hirschsprung
Thiếu disaccharidase
Hội chứng sinh dục – thượng thận
Trẻ 1 - 5 tuổi:
Ngộ độc thức ăn
Trẻ trên 5 tuổi:
Cường giáp
2. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy
- Nhìn chung trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn
- Tính chất phân: Lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu.
- Buồn nôn hoặc nôn thức ăn
- Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi có thể co giật
- Đau bụng, mót rặn khi đi cầu
- Các triệu chứng mất nước: khát nước, khô miệng, tiểu ít, mắt trũng, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm, li bì.
3. Khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sỹ?
- Khi trẻ vẫn còn đi ngoài do tiêu chảy quá 3 ngày
- Ói hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày
- Đau bụng, quấy khóc nhiều
- Các triệu chứng mất nước (chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực, nước tiểu ít, khô miệng,...)
- Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C
- Đi tiêu lẫn máu
- Nghi ngờ bị tiêu chảy do tả
4. Điều trị trẻ bị tiêu chảy bằng cách nào?
Bù nước: là việc làm quan trọng nhất. Các loại dung dịch bù nước có thể kể đến bao gồm dung dịch orezol, nước muối đường, nước cháo muối, nước dừa muối. Cho trẻ uống chậm, từng ngụm nhỏ.
Chế độ ăn uống: Tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú. Hạn chế ăn rau, uống nước ngọt, cam vắt. Các thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.
Các thuốc hỗ trợ: Thuốc hạ sốt, kháng sinh, men vi sinh.
Cách thức phòng ngừa tiêu chảy:
- Không nên cho trẻ ăn quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi, nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi.
- Vệ sinh sạch sẽ: Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
- Thực hiện ăn chín, uống sôi (không ăn rau sống, uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh).
- Vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ
- Hạn chế lây lan mầm bệnh bằng cách không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng.
Tin tức liên quan
19/06/2020 | 1281 Lượt xem
29/03/2023 | 563 Lượt xem
Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
03/05/2020 | 1263 Lượt xem
06/09/2019 | 1385 Lượt xem
28/11/2017 | 1733 Lượt xem
29/03/2023 | 797 Lượt xem
Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.
19/06/2020 | 1260 Lượt xem
10/11/2022 | 1764 Lượt xem
10/11/2022 | 625 Lượt xem
07/08/2017 | 3476 Lượt xem
29/03/2023 | 529 Lượt xem
Đau lưng khi mang thai gặp ở phần lớn các thai phụ, cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và đau tăng dần theo thai kỳ. Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đó cũng chính là những nguyên nhân hay gặp gây tình trạng đau lưng. Có nhiều sản phụ chỉ đau nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, nhưng cũng không ít sản phụ đau nhiều, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.
07/08/2017 | 1770 Lượt xem
16/11/2022 | 423 Lượt xem
16/11/2022 | 616 Lượt xem
24/03/2023 | 393 Lượt xem
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
24/06/2020 | 1301 Lượt xem
10/11/2022 | 678 Lượt xem
03/12/2022 | 400 Lượt xem
19/05/2020 | 1282 Lượt xem
12/11/2022 | 462 Lượt xem
Xem thêm