Bà bầu có nên tập yoga?

Tập yoga khi mang bầu là một cách tuyệt vời để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ gìn dáng vóc. Cho dù là mới tập yoga hay đã có kinh nghiệm từ lâu thì việc làm này vẫn mang lại vô vàn lợi ích.

1. Tác dụng của tập yoga khi mang bầu

Khi mang thai, đôi khi bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đang bị một người ngoài chiếm lấy. Tất cả những điều bạn nghĩ rằng bạn đã biết về bản thân sẽ không còn giống như trước khi mang thai. Thay đổi ngoài tầm kiểm soát có thể khiến bạn cảm thấy mất kết nối với ý thức về bản thân. Tập yoga khi mang bầu có thể giúp mang lại nhiều lợi ích.

Tha, gia các lớp yoga trước khi sinh sẽ giúp bạn chuẩn bị cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn,tinh thần thoải mái hơn đồng thời mở ra nhiều cơ hội kết nối với những phụ nữ mang thai khác, để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình mang thai và làm mẹ.

2. Mức độ an toàn cho bà bầu tập yoga

Tập yoga khi mang bầu chưa có nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng nhìn chung nó được coi như một chế độ luyện tập an toàn và có lợi cho hầu hết thai phụ và thai nhi.

Nếu thai kỳ của bạn có nguy cơ cao hoặc có các biến chứng khác thì hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc trực tiếp trước khi bạn muốn bắt đầu tập yoga. Ngay cả khi bạn không mắc các tình trạng sức khỏe đặc biệt nào, bạn cũng sẽ cần phải thích nghi với chế độ luyện tập yoga khi thai nhi lớn lên.

Cơ thể bạn sản xuất một loại hormone - relaxin trong suốt thai kỳ, giúp tạo chỗ cho thai nhi lớn lên và chuẩn bị cho việc sinh nở. Sự hiện diện của relaxin có thể khiến bạn cảm thấy linh hoạt hơn bình thường, nhưng hãy cẩn thận đừng quá căng thẳng, hợp chất này cũng có thể làm mất ổn định các khớp và dây chằng trong thời gian này.

Mối nguy hiểm lớn nhất đối với các phụ nữ đang mang thai luyện tập yoga là bị ngã. Do đó, hãy cố gắng giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu, đặc biệt là khi bụng bắt đầu nhô cao hơn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cẩn thận với các tư thế giữ thăng bằng. Bỏ qua các tư thế có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng để giảm nguy cơ ngất xỉu.

Tập yoga khi mang bầu có thể giúp mang lại nhiều lợi ích

 

3. Yoga trước khi sinh: Nên và không nên

3.1 Yoga trong tam cá nguyệt đầu tiên

Đối với yoga 3 tháng đầu thai kỳ, thay đổi tư thế là tối thiểu vì kích thước bụng của bạn vẫn chưa thực sự trở thành vấn đề cần quan tâm. Điều quan trọng nhất, bạn phải có thói quen điều chỉnh cơ thể của mình. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn, vì vậy hãy cho phép bản thân được thoải mái.

Hầu hết phụ nữ đã tham gia các lớp học yoga có thể tiếp tục với thói quen bình thường của họ, mặc dù bạn nên đề cập đến việc mang thai của bạn với giáo viên. Nếu bạn tập yoga lần đầu tiên, bạn nên bắt đầu với một lớp học tiền sản.

3.2 Yoga trong tam cá nguyệt thứ hai

Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập yoga trước khi sinh. Có lẽ bạn đã vượt qua giai đoạn ốm nghén tồi tệ nhất (nếu có). Bụng bầu của bạn đã bắt đầu xuất hiện, vì vậy, bạn rất cần những tư thế và lời khuyên dành riêng cho thai kỳ.

Khi tử cung của bạn mở rộng, bạn nên hạn chế các tư thế yoga như nằm sấp.

3.3 Yoga trong tam cá nguyệt thứ ba

Trong yoga tam cá nguyệt thứ 3, bụng của bạn trở thành một nhân tố quan trọng, thúc đẩy sự thích nghi nhiều hơn để nhường chỗ cho nó trong các tư thế đứng.

Nghiên cứu đầu tiên theo dõi thai nhi trong quá trình thực hiện các tư thế yoga trong tam cá nguyệt thứ ba đã không tìm thấy bằng chứng nào về việc suy thai ở bất kỳ tư thế nào trong số 26 tư thế yoga đã được áp dụng.

Nhiều phụ nữ chưa từng tập yoga trước đây nhận thấy rằng, đây là hình thức tập thể dục lý tưởng trong suốt thời kỳ mang thai và kể cả thời gian sau này của họ. Khi tìm một lớp học về yoga, bạn nên theo dõi những lớp được dán nhãn "yoga trước khi sinh", vì giáo viên của những lớp này có thể sẽ hướng dẫn bạn một cách tốt nhất.

Nếu bạn đến một lớp học yoga bình thường, bạn cũng có thể nói với giáo viên hướng dẫn là bạn đang mang thai. Một số phụ nữ chỉ có cơ hội tập yoga trước khi sinh vào thời kỳ tam nguyệt cá thứ 3. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn sẽ được hưởng lợi từ các lớp học này, nhưng bạn có thể bắt đầu càng sớm trong thai kỳ thì càng tốt.

Những tín đồ yoga sẽ rất vui khi biết rằng họ có thể tiếp tục tập luyện trong suốt thai kỳ, miễn là cảm thấy thoải mái.

4. 5 tư thế yoga trước khi sinh

Có rất nhiều tư thế yoga thoải mái và an toàn để thực hiện khi mang thai. Đây là những thứ bạn rất có thể sẽ thấy trong một lớp học yoga trước khi sinh:

  • Cat-Cow Stretch (Chakravakasana): Bài tập này là một cách nhẹ nhàng để đánh thức cột sống của bạn và cũng giúp em bé của bạn vào tư thế tốt nhất để chào đời;
  • Tư thế cổng (Parighasana): Tư thế duỗi người giúp bạn tạo thêm một chút không gian ở vùng bụng;
  • Warrior II (Virabhadrasana II): Tư thế đứng giúp tăng sức mạnh cho đôi chân và mở rộng hông của bạn;
  • Cobbler's Pose (Baddha Konasana): Động tác mở hông nhẹ nhàng giúp kéo căng đùi trong; sử dụng đạo cụ dưới mỗi đầu gối để hỗ trợ nếu cần thiết;
  • Legs-Up-the-Wall (Viparita Karani): Tư thế giúp trị sưng mắt cá chân và bàn chân.

Có rất nhiều tư thế yoga thoải mái và an toàn để thực hiện khi mang thai

5. Yoga sau khi mang thai

Sau khi sinh con xong, bạn có thể tiếp tục tập yoga. Các bác sĩ thường khuyến nghị thời gian phục hồi là 6 tuần đối với các bà mẹ sinh thường và lâu hơn sau khi sinh mổ.

Khi bạn tái khám sau sinh và được bác sĩ cho phép , không bị chảy máu, thì bạn có thể sẵn sàng tập yoga sau sinh. Một số tư thế trong yoga có thể giúp các bà mẹ đang cho con bú chống lại đau lưng và cổ.

Mang thai có thể là một thời gian thú vị và đặc biệt, giúp cung cấp cho bạn công cụ để sống chậm lại và tận hưởng trải nghiệm bằng cách chấp nhận và tôn trọng điều đáng kinh ngạc mà cơ thể bạn đang làm. Gắn kết thời gian với những bà mẹ tương lai khác là một lợi ích thực sự khác của việc tham gia các lớp học tiền sản.

 


Tin tức liên quan

Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

667 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?

583 Lượt xem

Bà bầu ăn mướp đắng được không là thắc mắc của rất nhiều sản phụ đang mang thai, bởi đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mướp đắng có chứa chất gây co bóp tử cung và gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn mướp đắng hay không? Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?

1370 Lượt xem

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai là hiện tượng các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản… bị viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác bị rát buốt khi đi tiểu. Hiện nay, tỉ lệ các bé trai nhiễm bệnh này đang khá cao và gây ra không ít nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân gây bệnh này ở các bé là gì? Và cách chữa trị bệnh này như thế nào?
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

493 Lượt xem

Phần lớn phụ nữ mang thai bị khó tiêu do thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung ngày càng lớn. Nhiều phụ nữ mang thai bị ợ chua và thức ăn cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do đó, tốt nhất nên tránh các thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng.
Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?
Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

512 Lượt xem

Sự thay đổi của âm đạo sau sinh diễn ra tự nhiên, khiến bạn cảm thấy rộng hơn, khô hoặc đau trong một thời gian. Một số sản phụ còn bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn (da giữa âm đạo và hậu môn). Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay Y học hiện đại đã phát triển hơn, có nhiều cách để phẫu thuật, phục hồi âm đạo sau khi sinh.
Trẻ bị sốt cao kéo dài...
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1576 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

399 Lượt xem

Trong quá trình mang thai, các mẹ đều muốn con tăng trưởng và phát triển toàn diện. Mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, do chế độ ăn không hợp lý sẽ khiến cho mẹ tăng cân nhưng cân nặng của con không thay đổi. Vậy bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

1065 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp con đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Bánh, sữa, hoa quả nên được chuẩn bị để ăn trong các bữa phụ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu,... để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?

684 Lượt xem

Bí tiểu là trường hợp có thể bất kì ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không đi tiểu được sẽ quấy khóc và khiến ba mẹ lo lắng. Trẻ sơ sinh không đi tiểu được rất thường hay xảy ra. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về vấn đề trên và cách để khắc phục giúp con vui khỏe hơn mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon
Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

402 Lượt xem

Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1339 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

456 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1758 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

576 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

2483 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

2178 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh

1100 Lượt xem

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... phá triển mạnh hơn. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

714 Lượt xem

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không là 1 câu hỏi phổ biến. Đây là loại rau thường hiện diện trong bữa cơm gia đình, nhưng phụ nữ mang thai luôn thận trọng khi ăn uống, nên vẫn cần được trả lời cho rõ.

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?

999 Lượt xem

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô có tốt cho bà bầu? Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn tần ô (rau cải cúc) chuẩn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

641 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng