Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh
1. Dùng đúng sản phẩm cho trẻ sơ sinh
Bất cứ sản phẩm nào tiếp xúc với làn da bé, dù trực tiếp hay gián tiếp đều cần đảm bảo chúng là sản phẩm dành cho bé sơ sinh. Làn da của bé cực kỳ nhạy cảm. Các thành phần trong kem dưỡng da người lớn sẽ làm khô, mất nước và rửa trôi hết lớp dầu bảo vệ da bé.
Hình minh họa
2. Tắm cách quãng
Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong suốt vài tuần đầu tiên, bạn nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi cho bé. Với bé 1 tháng, 2-3 ngày tắm một lần là hợp lý. Tắm hàng ngày sẽ làm khô da bé sơ sinh.
Hình Minh Họa
3. Chăm sóc cuống rốn
Cho đến khi cuống rốn rụng, cần tránh cho cuống rốn bị ướt. Nếu cuống rốn bị bẩn, bạn có thể dùng cồn để vệ sinh. Khi cuống rốn rụng, bạn có thể thấy có ít máu nhưng đừng lo, nên tiếp tục vệ sinh vùng này bằng nước ấm sạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy vùng da quanh cuống rốn của con tấy đỏ.
Hình minh họa
4. Tránh làm da bị tổn hại mỗi lần tắm
Khi cuống rốn đã rụng thì nhớ là làn da bé vẫn rất mỏng manh và nhạy cảm. Bạn chỉ nên đổ vào chậu (bồn) tắm của bé vài ba cm nước ấm. Kiểm tra độ ấm của nước bằng cách dùng cổ tay của bạn để đảm bảo nước tắm không quá nóng. Để làn da bé không mất nước, cần tắm cho con nhanh, chỉ trong vòng 5-6 phút. Nếu dùng kem dưỡng da, chỉ bôi chúng khi da của bé còn ẩm, dùng lòng bàn tay mẹ vỗ nhẹ lên da con, chứ không chà xát.
5. Hăm
Tã bẩn và ướt sẽ kích thích làn da bé sơ sinh, gây hăm. Để ngừa hăm, nên kiểm tra tã của bé thường xuyên. Khi thay tã bẩn, nên vệ sinh vùng mông cho bé và dùng khăn mềm vỗ nhẹ cho khô rồi mới quấn tã khác. Với bé gái, nên lau từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn. Nếu bé bị hăm thì kem chống hăm có thể hữu ích. Thỉnh thoảng, cho da bé được "thở" bằng cách cởi bỏ tã, để mông tiếp xúc với không khí.
6. Khi nào cần đưa đi khám?
Bé nổi ban, những nốt ban phồng rộp, ngứa ngáy, đỏ, mưng mủ, rỉ nước hoặc khi bé kèm theo sốt. Chàm là một trong những dạng ban phổ biến nhất ở bé sơ sinh. Nhưng bé cũng có thể mắc bệnh có liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng, herpes, chốc lở...
hình minhh họa
7. Bảo vệ da bé từ áo quần
Dùng nước giặt dịu nhẹ để giặt giũ những thứ tiếp xúc với làn da của bé như quần áo, chăn, gối, khăn mặt cho tới quần áo của mẹ. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng nước xả vải dành riêng cho quần áo của bé yêu, được kiểm định an toàn cho da, có mùi thơm dễ chịu, không nồng gắt để giúp quần áo bé luôn mềm mại thơm tho, bé thoải mái vận động. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được những nguy cơ gây kích ứng da của bé.
Tin tức liên quan
28/03/2023 | 833 Lượt xem
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
10/12/2022 | 365 Lượt xem
19/06/2020 | 1178 Lượt xem
25/03/2023 | 295 Lượt xem
Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?
08/08/2017 | 1591 Lượt xem
12/11/2022 | 0 Lượt xem
02/06/2020 | 1585 Lượt xem
12/11/2022 | 376 Lượt xem
28/08/2017 | 2091 Lượt xem
23/11/2022 | 445 Lượt xem
02/07/2018 | 1757 Lượt xem
17/11/2022 | 371 Lượt xem
15/12/2022 | 386 Lượt xem
09/06/2020 | 1345 Lượt xem
12/11/2022 | 369 Lượt xem
24/03/2023 | 327 Lượt xem
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
10/11/2022 | 485 Lượt xem
24/03/2023 | 365 Lượt xem
Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
06/09/2019 | 1312 Lượt xem
02/11/2017 | 1911 Lượt xem
Xem thêm