TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ
Từ ngày 22-28: tuần thứ 4
- Tuần lễ này phôi tiếp tục làm tổ trong buồng tử cung, bám ngày càng chắc vào trong lớp cơ tử cung, hình thành những gai nhau đầu tiên. ĐẾN HẾT TUẦN LỄ NÀY SẼ TƯƠNG ỨNG VỚI NGÀY TRỄ KINH CỦA CÁC MẸ.
- Về phương diện tổ chức quá trình phát triển của phôi khi thụ tinh chia làm hai phần sau khi đã làm tổ: 1 phần sẽ trở thành thai nhi, phần còn lại tạo thành các phần phụ của thai (bánh nhau, mang nhau và dây rốn)
- Các mốc thời gian các mẹ cần chú ý:
- Giai đoạn phôi thai: từ khi thụ tinh đến hết tuần thai thứ 7.
- Giai đoạn thai nhi: từ tuần thứ 8 trở đi đến khi sinh.
- Trong tuần lễ thứ 4 này phôi thai tiếp tục bám chặt vào niêm mạc tử cung của mẹ, biến đổi niêm mạc tử cung có phản ứng màng rụng, khi siêu âm thường thấy niêm mạc tử cung bị dầy lên, cũng là dấu hiệu báo có thể có thai.
- Vào ngày thứ 27-28 đôi khi có sự xuất huyết ra ngoài âm đạo làm các mẹ có thể lầm với có kinh và dễ tính nhầm đây là ngày kinh, ảnh hưởng đến việc tính tuổi thai sau này.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 4:
Thời điểm này người mẹ cũng có thể chưa biết mang thai, có vài mẹ luôn cảm giác ngực còn căng cho đến ngày kinh dự kiến sắp đến, có vài mẹ bắt đầu có dấu hiệu nghén hoặc thậm chí có thể tưởng không mang thai vì có ra máu như kinh.
Lời khuyên:
- Giống như tuần thứ 3.
- Chú ý phân biệt ra huyết có thai và kinh về màu sắc, số ngày ra huyết và lượng máu kinh.
- Chỉ nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng sớm trong lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Thực hiện đúng quy trình được hướng dẫn.
- Nếu nghi ngờ có thai mà que thử chưa lên, mẹ hãy đi xét nghiệm máu. Đây là cách làm chính xác nhất để biết bạn đã thật sự mang thai chưa.
- Trong tuần này, mẹ cần tránh tiếp xúc với các độc tố, tia X – quang, các chất kích thích… để tránh nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho bé.
Tin tức liên quan
08/10/2020 | 1012 Lượt xem
26/05/2020 | 1286 Lượt xem
08/08/2017 | 1695 Lượt xem
19/05/2020 | 1286 Lượt xem
02/06/2020 | 1680 Lượt xem
15/12/2022 | 427 Lượt xem
15/11/2022 | 480 Lượt xem
28/10/2020 | 1207 Lượt xem
17/11/2022 | 434 Lượt xem
24/03/2023 | 544 Lượt xem
Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?
16/11/2022 | 454 Lượt xem
19/11/2022 | 543 Lượt xem
18/11/2022 | 741 Lượt xem
25/03/2023 | 463 Lượt xem
Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?
24/03/2023 | 340 Lượt xem
Nhiều bà mẹ khi mang thai thường ăn nhiều trứng ngỗng, bồi bổ hơn nhu cầu của cơ thể với hy vọng sẽ cải thiện trí thông minh cho con. Liệu hành động này có tốt cho thai nhi?
16/11/2022 | 442 Lượt xem
04/06/2020 | 1133 Lượt xem
16/11/2022 | 445 Lượt xem
29/11/2022 | 634 Lượt xem
28/11/2022 | 534 Lượt xem
Xem thêm