TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 11:

Tới tuần thứ 11 này, thai nhi đã dài khoảng 4 cm tính từ đầu tới mông. Từ tuần này cho tới tuần thứ 20, thai nhi sẽ phát triển khá nhanh về kích thước, đồng thời các cơ quan quan trọng trong cơ thể đã phát triển mạnh trong những tuần đầu thì sẽ phát triển chậm lại vào tuần này trở đi. Phần đầu của thai nhi lúc này có chiều dài chiếm khoảng 1/3 chiều dài cơ thể.

Trong tuần này, các tế bào thần kinh của bé tăng lên theo cấp số nhân, những khớp thần kinh kết nối dây thần kinh trong não cũng được hình thành. Nhờ đó, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Ngoài việc cựa mình, co duỗi tay chân, bé còn biết thực hiện động tác tựa như đang mút nữa

 

 

Lúc này, các cơ quan trong cơ thể bé dần hoàn thiện hơn. Phần ruột của bé phát triển nhanh chóng và được sắp xếp trong khoang bụng. Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu. Mắt của bé di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt, tai nằm đúng vị trí giúp khuôn mắt của bé gần giống như khi ra đời. Đây cũng là thời điểm mà thanh quản của bé hình thành. Dù bé đã biết vặn mình khi mẹ chèn ép bụng nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được.

Các lớp da mỏng trong suốt bảo vệ phôi thai trong suốt những tuần qua giờ đây sẽ được thay thế bằng một lớp tế bào dẹt. Đây cũng chính là sự khởi đầu của lớp bề mặt da. Nhau thai cũng tiếp tục phát

triển nhanh chóng, đồng thời kích thước và số lượng mạch máu cũng tăng lên.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thứ 11:

Tuần này, tử cung của mẹ đã lớn bằng một quả bưởi khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Lúc này, mẹ có thể mặc đồ bầu hoặc ít nhất là những bộ quần áo có độ co giãn, rộng rãi. Ngoài ra, do hormone thay đổi nên ngực của mẹ trở nên to hơn, hãy mặc áo ngực dành cho bà bầu nếu những chiếc áo ngực cũ khiến mẹ cảm thấy khó chịu.

Hiện tượng ợ nóng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng. Để hạn chế bớt điều này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước và siêng vận động.

Ngoài ra, đôi khi mẹ chỉ cười, hắt hơi hay ho thì cũng có thể bị rò nước tiểu. Nguyên nhân là do các mô xương chậu của mẹ đang bị kéo dài và làm mềm ra bởi các hormone trong thai kỳ, tạo ra áp lực lên bàng quang.

Để bổ sung dưỡng chất cho bé yêu, mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 60g chất đạm mỗi ngày, các thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp bé phát triển trí não, thị giác. Mẹ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Bổ sung các các loại vitamin, dưỡng chất trong rau củ, thịt bò, tôm, salad… để cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và bé. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung khoảng 8 cốc nước mỗi ngày, nhưng không nên uống nhiều vào ban đêm để tránh đi tiểu nhiều lần. Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ có thể tăng 2 -5 ký thì sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé sau này.

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên ăn một số loại hản sản như: ba ba, rong biển, cua… vì chúng có tác dụng hoạt huyết

nên ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các món ăn nóng như vải, nhãn, thịt dê hay đồ ăn cay… mẹ cũng nên tránh xa vì rất dễ gây ra hiện tượng sinh non, sảy thai.

Mẹ cũng dễ mắc phải các vấn đề về răng miệng do tác động của các hormone thai kỳ. Thức ăn dễ bám vào răng, lợi dễ chảy máu nên có thể gây ra viêm nhiễm khiến răng bị sâu. Vì thế, mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 11:

  • Hãy tìm kiếm và tham gia các khóa học tiền sản để có được những kiến thức khoa học và những kinh nghiệm quý báu trong thời gian mang thai.
  • Tiếp tục lưu giữ hình ảnh khi mang thai đồng thời ghi lại cảm xúc của mẹ trong thời gian này. Sau này, mẹ sẽ có rất nhiều cảm xúc khi đọc lại hành trình mang con đến với thế giới đầy tuyệt vời này đấy!

Tin tức liên quan

Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

1269 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

581 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

1386 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

581 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

537 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sự thay đổi của vóc dáng chưa có nhiều thay đổi do thai nhi vẫn còn nhỏ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, thì các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu.

Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục

617 Lượt xem

Tụt huyết áp khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Vậy bà bầu bị tụt huyết áp có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ. Nó gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố, ngoại hình và cả khả năng chịu đựng của người mẹ. Trong thời điểm này, việc bà bầu bị tụt huyết áp là điều rất bình thường. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức về tình trạng bà bầu huyết áp thấp.
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

442 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục giúp duy trì đường huyết ổn định. Dưới đây là 5 môn thể thao tốt cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

500 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

420 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

454 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
11 loại trái cây tốt cho bà bầu
11 loại trái cây tốt cho bà bầu

1286 Lượt xem

Trái cây là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ bầu không chỉ có làn da mịn màng mà còn đánh tan những khó chịu khi mang thai.
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

657 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

502 Lượt xem

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY

410 Lượt xem

Thời điểm này bé đã lớn bằng một quả cam với chiều dài khoảng 11,5cm và nặng khoảng 100gr. Rất nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé.
Trẻ bị sốt cao kéo dài...
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1585 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

1265 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

542 Lượt xem

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này. Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế. Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

495 Lượt xem

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

513 Lượt xem

Phần lớn phụ nữ mang thai bị khó tiêu do thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung ngày càng lớn. Nhiều phụ nữ mang thai bị ợ chua và thức ăn cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do đó, tốt nhất nên tránh các thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

998 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng