Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai

Đau lưng khi mang thai gặp ở phần lớn các thai phụ, cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và đau tăng dần theo thai kỳ. Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đó cũng chính là những nguyên nhân hay gặp gây tình trạng đau lưng. Có nhiều sản phụ chỉ đau nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, nhưng cũng không ít sản phụ đau nhiều, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.

1. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

 

Đau lưng là triệu chứng bệnh dễ gặp ở bất kỳ ai đặc biệt là chị em phụ nữ trong thời kỳ mang bầu. Khi thai càng lớn, cơn đau lưng thường có xu hướng tăng lên. Ở giai đoạn đầu mang thai cũng rất thường gặp tình trạng đau lưng.

Những nguyên nhân mang bầu bị đau lưng bao gồm:

  • Do thay đổi nội tiết tố

Trong khi mang thai, cơ thể sản phụ sinh ra một hormone gọi là relaxin. Hormone này có tác dụng giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh sau này, tại các dây chằng, cơ ở vùng xương chậu giãn ra và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn. Việc các dây chằng và cơ bị căng giãn gây ra tình trạng đau lưng thường kèm theo đau vùng chậu hông.

  • Do căng thẳng, stress

Tình trạng lo lắng, căng thẳng trong quá trình mang bầu cũng sẽ khiến cơn đau lưng thêm nghiêm trọng hơn, do khi căng thẳng làm cho các cơ trong cơ thể không có thời gian thư giãn phục hồi gây đau lưng tăng lên.

  • Do thay đổi tư thế

Khi mang thai thai nhi to dần theo thời gian, làm bụng sản phụ to ra, làm thay đổi trọng tâm của cơ thể nên sản phụ phải ngả về phía sau để giữ thăng bằng gây tổn thương cột sống. Kết quả là người phụ nữ dần thay đổi tư thế và dáng đi của mình dẫn đến đau lưng.

  • Do tăng cân

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Tăng cân làm tăng gánh nặng cơ thể lên cột sống gây đau lưng.

  • Do bệnh lý cột sống

Hay gặp nhất là do đau thần kinh tọa, biểu hiện là sản phụ đau lưng thường lan xuống mông, đùi, bắp chân kèm theo cảm giác tê bì. Đau thường xảy ra ở một bên chân, tăng lên khi đi lại nghỉ ngơi đỡ đau. Những sản phụ đã từng bị đau thần kinh tọa trước đó thì khả năng đau lưng do nguyên nhân này rất hay gặp và tỷ lệ đau lưng cũng cao hơn.

  • Do động thai

Biểu hiện kèm theo đau lưng là ra máu âm đạo nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng. Vậy nên nếu thai phụ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thông thường đau lưng hay gặp do các nguyên nhân từ cơ, dây chằng, cột sống hơn là do động thai.
 

2. Làm sao để giảm đau lưng khi mang thai?

Bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng gây không ít vất vả, khó khăn cho mẹ bầu giai đoạn này, kèm theo đó là triệu chứng ốm nghén nên nó khiến mẹ bầu rất mệt mỏi. Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây giúp giảm đau lưng:Tập thể dục nhẹ nhàng: Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, tăng sức mạnh của cơ, xương khớp chắc khỏe đồng thời những bài tập này còn hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.Thay đổi tư thế:

  • Khi đứng nên giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, khi ngồi hãy ngồi thẳng, ngồi có ghế tựa.
  • Nếu muốn lấy đồ dưới đất nên ngồi xuống rồi lấy, tránh tình trạng lưng thẳng, cúi người xuống bởi hành động này sẽ khiến cơn đau tăng nặng.
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất tuy nhiên giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hạn chế không nên ngủ bằng tư thế nằm ngửa. Hãy đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và 1 chiếc gối mỏng dưới phần thắt lưng, phần eo sẽ ngủ ngon hơn, nếu mẹ chuẩn bị cho mình gối ôm chuyên dụng cho bà bầu thì tốt hơn.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

đau lưng khi mới mang thai

Tăng cân rõ rệt trong thời kỳ mang thai làm tăng gánh nặng cơ thể lên cột sống gây đau lưng

 

Không ăn quá nhiều: Không ăn quá nhiều trong 1 bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Cân nặng cơ thể nên tăng đều đều mỗi tháng, tránh tình trạng tăng đột ngột, tăng quá nhiều các chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.

Không đi giày cao gót: Trong thời kỳ mang bầu chị em không nên đi giày cao gót, mà nên đi đôi giầy bệt, thấp, đi lại vừa chân thoải mái. Vì đi giày cao sẽ khiến cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn vì vậy cơn đau lưng cũng sẽ tăng lên, không chỉ thế nó còn gây nguy hiểm cho mẹ nếu chẳng may vấp ngã gây động thai, sảy thai hay sinh non.

Không mang đồ nặng: Không nên mang vác những đồ nặng, gây tăng trọng tải lên cột sống gây đau tăng.

Chườm ấm: Chườm ấm vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm cũng giúp giảm cơn đau lưng khá hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Xoa bóp nhẹ và thường xuyên mỗi ngày vùng thắt lưng cũng là biện pháp giảm đau hiệu quả, giúp tăng lưu thông máu và giúp làm mềm cơ.

Bổ sung canxi và magie từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa... và từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Trường hợp đau nhiều không cải thiện khi sử dụng các phương pháp trên, sản phụ có thể tham khảo bác sĩ sử dụng thuốc giảm đau.

Bầu

Chườm ấm vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm cũng có thể giúp giảm cơn đau lưng khá hiệu quả

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

 

Đau lưng trong 3 tháng đầu là tình trạng thường gặp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một nguy cơ nào đó. Cần đến cơ sở y tế để khám khi đau lưng mà xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau lưng kèm các triệu chứng khác như ra máu âm đạo, đau tức bụng dưới cần đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu nguy cơ say thai cao.
  • Cảm giác đau buốt hay nóng rát khi đi tiểu, đây có thể là do sỏi hay viêm đường tiết niệu.
  • Cơn đau lưng dữ dội, âm ỉ kéo dài không dứt, đau lưng lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân.

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Sản phụ nên áp dụng những phương pháp trên giúp cải thiện tình trạng đau lưng. Tuy nhiên một số trường hợp có kèm dấu hiệu khác sản phụ cần lưu ý để đến bác sĩ khám kịp thời.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, giảm cảm giác đau lưng khi mang thai, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thaingộ độc thai nghénra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Tin tức liên quan

26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

421 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Có nên ăn nấm khi mang thai?
Có nên ăn nấm khi mang thai?

450 Lượt xem

Nấm là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hàng ngày bởi chúng không chỉ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon.
Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết
Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

2047 Lượt xem

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

1220 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

512 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Bà bầu có nên tập yoga?
Bà bầu có nên tập yoga?

390 Lượt xem

Tập yoga khi mang bầu là một cách tuyệt vời để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ gìn dáng vóc. Cho dù là mới tập yoga hay đã có kinh nghiệm từ lâu thì việc làm này vẫn mang lại vô vàn lợi ích.
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA

461 Lượt xem

Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này bé đã nặng chừng 300gr, chiều dài của bé tính từ đầu đến mông khoảng 16,5 cm. Hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

1542 Lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1248 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt

450 Lượt xem

Chắc hẳn các mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đây.
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

428 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.

Bé gái bị ngứa vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao?
Bé gái bị ngứa vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao?

586 Lượt xem

Cha mẹ biết không, khi con còn nhỏ, kể cả bé trai và bé gái, da ở vùng kín của các con sẽ mỏng và nhạy cảm. Chính vì thế mà các con rất dễ bị đỏ, bị ngứa, và phần lớn là xảy ra ở bé gái nhiều hơn. Vậy khi bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục (vùng kín) cha mẹ phải làm sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách chăm sóc con gái nhé.
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

487 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sự thay đổi của vóc dáng chưa có nhiều thay đổi do thai nhi vẫn còn nhỏ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, thì các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu.

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

536 Lượt xem

Những cột mốc phát triển của trẻ, không đơn thuần chỉ là sự phát triển của con mà còn là niềm tự hào của cha mẹ. Và còn đặc biệt hơn đối những người lần đầu làm cha mẹ.
Trẻ bị sốt cao kéo dài...
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1534 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

681 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?
Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?

440 Lượt xem

Cho dù chúng được với các cách chế biến khác nhau, nhưng trứng vẫn là món ăn khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của trứng có thể mang lại cho sức khỏe, thì bạn có thể đặt câu hỏi liệu ăn trứng có an toàn khi đang mang thai hay không. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về loại thực phẩm này.

Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần

521 Lượt xem

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.

Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?

470 Lượt xem

Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

367 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng