Các dấu hiệu băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh (tên tiếng Anh là postpartum hemorrhage) được xác định là tình trạng mất máu tích lũy 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên thế giới.

1. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Sau sinh, tử cung thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, sản phụ thường có những cơn co thắt này giúp gây áp lực lên mạch máu để hạn chế chảy máu sau sinh. Tuy nhiên, nếu tử cung không co bóp đủ mạnh thì các mạch máu này sẽ chảy máu tự do. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết sau sinh.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh gồm:

  • Cơ tử cung yếu do sinh nhiều lần, u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng;
  • Tử cung căng giãn quá mức do đa thai, đa ối,...
  • Chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối;
  • Sót rau trong buồng tử cung;
  • Sản phụ suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén;
  • Tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều lần;
  • Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung;
  • Sau đẻ non, xử lý thai lưu, đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng;
  • Dây rau ngắn, quấn cổ nhiều vòng;
  • Lấy rau không đúng quy cách;
  • Đỡ đẻ không đúng cách.

2. Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh thường và băng huyết sau sinh mổ có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu không kiểm soát: Chảy máu từ đường sinh dục ngay sau khi đẻ và sổ rau. Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão;
  • Huyết áp giảm;
  • Nhịp tim tăng, da xanh nhợt, khát nước;
  • Chân tay lạnh, vã mồ hôi;
  • Giảm số lượng hồng cầu;
  • Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu;
  • Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.

Sưng và đau âm đạo là dấu hiệu của băng huyết sau sinh

3. Biến chứng của băng huyết sau sinh

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau như choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. Băng huyết sau sinh cũng là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.

Biến chứng lâu dài của băng huyết sau sinh gồm thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

4. Phòng ngừa băng huyết sau sinh

Để giảm được tần suất và tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, cần dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra. Nên dự phòng cho tất cả các trường hợp sinh nở. Một số nguyên tắc dự phòng cần nhớ bao gồm:

  • Tránh chuyển dạ kéo dài, bằng cách theo dõi sát quá trình chuyển dạ, trên monitoring, cơn gò tử cung, tim thai và sự xóa mở cổ tử cung;
  • Tiêm oxytocin (10 IU) được khuyến cáo để phòng ngừa băng huyết sau sinh;
  • Phòng ngừa nhiễm trùng ối, bằng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm;
  • Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ;
  • Điều chỉnh các rối loạn đông máu (nếu có). Bằng cách dựa vào xét nghiệm đông máu toàn bộ, số lượng tiểu cầu và hỏi kỹ tiền căn bệnh lý về máu. Cần thiết khám chuyên khoa về nội huyết học để có hướng điều trị tích cực;
  • Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng hoặc khi chưa đủ điều kiện. Khi làm thủ thuật phải bảo đảm nhẹ nhàng, thực hiện đúng kỹ thuật;
  • Tìm nguyên nhân và xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu. Một khi không thuận lợi, nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
  • Xử trí giai đoạn 3 tích cực. Hiện nay, việc tôn trọng thời gian nghỉ ngơi sinh lý của tử cung sau giai đoạn sổ thai không còn thích hợp để phòng ngừa băng huyết sau sinh. Ngược lại, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo mọi trường hợp sau sinh cần được áp dụng biện pháp xử trí giai đoạn 3 tích cực: cho oxytocin tiêm bắp ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm hộ. Sau khi thai sổ hoàn toàn cần kẹp cắt dây rốn ngay rồi dùng một tay kéo dây rốn, tay còn lại để trên xương vệ đẩy đáy tử cung lên để vừa làm nhau bong vừa làm sổ nhau. Sau khi sổ nhau, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng để giúp tử cung co hồi tốt hơn. Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau. Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ;
  • Phụ nữ cần lập kế hoạch để có thai để có thời gian sức khỏe hồi phục, nuôi dạy con tốt, với cách biện pháp đặt vòng sau sinh, uống thuốc tránh thai dành cho bà mẹ đang con bú;
  • Khi có thai, cần khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ cung cấp viên thuốc sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn;
  • Đặc biệt lưu ý các sản phụ nguy cơ cao. Nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm;

Ngoài tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao cho mẹ bầu, băng huyết sau sinh còn gây ra các di chứng thứ phát quan trọng khác như hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành, sốc, đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận cấp, mất khả năng sinh sản và hoại tử tuyến yên. Vì vậy cần hết sức cảnh giác với hiện tượng này.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Băng huyết sau sinh là bệnh lý nguy hiểm cần sớm được thăm khám, điều trị, nếu không được cấp cứu kịp thời người mẹ sẽ bị mất máu, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

 


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA

461 Lượt xem

Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này bé đã nặng chừng 300gr, chiều dài của bé tính từ đầu đến mông khoảng 16,5 cm. Hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

420 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

535 Lượt xem

Những cột mốc phát triển của trẻ, không đơn thuần chỉ là sự phát triển của con mà còn là niềm tự hào của cha mẹ. Và còn đặc biệt hơn đối những người lần đầu làm cha mẹ.
Các loại hạt tốt
Các loại hạt tốt

728 Lượt xem

Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.

Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

545 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

406 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn

Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

430 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?

Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

1035 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp con đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Bánh, sữa, hoa quả nên được chuẩn bị để ăn trong các bữa phụ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu,... để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY

370 Lượt xem

Thời điểm này bé đã lớn bằng một quả cam với chiều dài khoảng 11,5cm và nặng khoảng 100gr. Rất nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé.
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

437 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1725 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

1226 Lượt xem

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có thể phát hiện kịp thời và có hướng chăm sóc trẻ đúng cách.
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1797 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1300 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Điều trị nấm miệng ở trẻ em
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

467 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

479 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

338 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn nhảy cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trang bị đầy đủ cho mình cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Mẹ theo dõi ngay!

3 tháng đầu là lúc bé bắt đầu thích ứng với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu mẹ không ưu tiên tìm hiểu về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.
 

5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

409 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục giúp duy trì đường huyết ổn định. Dưới đây là 5 môn thể thao tốt cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

624 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

577 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng