Sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần phải tránh những sai lầm sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé về sau này.

1. Tắm quá lâu

Đây là sai lầm rất lớn mà nhiều người mắc phải khi tắm cho trẻ vì muốn con được sạch sẽ. Việc tắm cho bé quá lâu sẽ làm da bị khô hơn, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Hợp lý nhất là chỉ nên tắm cho bé trong 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong thời gian 5 phút.

2. Tắm hàng ngày cho trẻ

Vì trẻ sơ sinh tương đối sạch và ít mồ hôi nên cha mẹ không nhất thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày. Đối với những ngày thời tiết se lạnh, có thể dùng khăn ấm lau rửa cơ thể bé. Chú ý vệ sinh những khe, nếp gấp của da và bộ phận sinh dục. Với trẻ sơ sinh, bé có thể bị nhiễm lạnh và khô da nếu tắm quá nhiều. Có thể tắm cho trẻ vào mùa hè nhiều hơn mùa đông vì trong điều kiện thời tiết nóng, bé sẽ đổ mồ hôi nhiều, rất dễ mắc các bệnh về da nếu không được vệ sinh cơ thể cẩn thận.

3. Làm ướt rốn bé

Vì rốn là bộ phận nhạy cảm nhất của bé sơ sinh nên cha mẹ cần phải biết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Thông thường, cuống rốn của trẻ sẽ khô trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có cuống rốn dày có thể mất thời gian lâu hơn. Trong thời gian bé chưa rụng rốn, cần phải giữ không được để nước dính vào cuống rốn của trẻ, tránh nhiễm trùng. Phải vệ sinh rốn cho bé bằng tăm bông, nước ấm và dung dịch riêng biệt. Lưu ý các thao tác phải làm thật nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh bởi rất dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

4. Gội đầu cho trẻ trước tiên

Đây là một thói quen không tốt thường hay thấy ở nhiều bậc cha mẹ. Nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, một điều cần lưu ý là sau khi gội đầu phải lau khô ngay, không để nước chảy vào tai trẻ.

5. Nhiệt độ nước tắm không phù hợp

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ. Sai lầm của nhiều người là chỉ cảm nhận bằng tay nhiệt độ ở bề mặt chậu trong khi nước ở mặt chậu và đáy chậu có nhiệt độ khác nhau.

Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý khi pha nước tắm thì phải đảm bảo nước đủ độ ấm, khoảng 37-38 độ C là phù hợp nhất. Để chính xác nhất thì nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.

6. Kiêng tắm khi trẻ bị sốt

Khi bé sơ sinh bị sốt, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc tắm cho trẻ khi bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và thường sẽ không gây ra nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, việc tắm cho bé khi sốt cần phải đảm bảo một số điều: Tắm trong phòng kín gió; Pha nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé khoảng 2 độ C. Nếu nước quá lạnh thì có thể gây sốc nhiệt cho trẻ. Nên tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút rồi lau khô người trẻ, mặc quần áo thông thoáng.

7. Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh

Cha mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con. Đối với bé gái thì không được đưa sát tay để rửa vào bên trong và chỉ dùng nước thông thường, tuyệt đối không sử dụng xà phòng và các loại dung dịch tẩy rửa khác. Còn với bé trai thì không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật.

8. Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ

Đồ dùng để tắm cho bé không đơn giản như đối với người lớn. Thế nên trước khi tắm cho bé, phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những thứ cần thiết như: chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm, tã giấy, quần áo, bao tay, bao chân, những dụng cụ vệ sinh…

9. Tắm cho bé ở nơi thoáng gió

Cha mẹ phải hết sức cẩn thận tránh điều này vì khi tắm ở nơi thoáng gió, trẻ có thể bị lạnh và bị cảm, ngay cả trong mùa hè nóng bức.

10. Cho bé ăn ngay sau khi tắm

Sau khi tắm, vì các mạch máu ngoại biên sẽ giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể của trẻ bị giảm. Lúc này, nếu cho bé ăn ngay, máu được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức làm nhiệt độ trong cơ thể giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Vì thế phụ huynh không nên cho trẻ ăn ngay sau khi tắm mà có thể cho con uống một chút nước ấm.

Việc tránh những sai lầm nêu trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách tắm cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý, khoa học và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.

11. Thời gian tắm quá muộn

Rất nhiều người nghĩ rằng việc tắm cho con sau 16 giờ chiều ngay cả khi trời lạnh sẽ làm bé được sạch sẽ nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ là từ 14 giờ đến trước 16 giờ mỗi ngày.

 


Tin tức liên quan

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

1631 Lượt xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ 6 tuổi biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?
Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?

483 Lượt xem

Cho dù chúng được với các cách chế biến khác nhau, nhưng trứng vẫn là món ăn khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của trứng có thể mang lại cho sức khỏe, thì bạn có thể đặt câu hỏi liệu ăn trứng có an toàn khi đang mang thai hay không. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về loại thực phẩm này.

Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

1012 Lượt xem

Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm rất khó đối với những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà những cha mẹ có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

530 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt

487 Lượt xem

Chắc hẳn các mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đây.
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần

588 Lượt xem

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.

Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?
Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

520 Lượt xem

Sự thay đổi của âm đạo sau sinh diễn ra tự nhiên, khiến bạn cảm thấy rộng hơn, khô hoặc đau trong một thời gian. Một số sản phụ còn bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn (da giữa âm đạo và hậu môn). Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay Y học hiện đại đã phát triển hơn, có nhiều cách để phẫu thuật, phục hồi âm đạo sau khi sinh.
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

537 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

588 Lượt xem

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Chảy máu mũi thường được chia thành 2 nhóm: Chảy máu mũi trước: 90%, dễ kiểm soát tại nhà hoặc cơ sở y tế. Chảy máu mũi sau: Ít gặp hơn, nên được khuyến cáo nhập viện để được can thiệp bởi bác sĩ tai mũi họng.
Trẻ bị sốt cao kéo dài...
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1585 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

437 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
Cha và con gái...
Cha và con gái...

1381 Lượt xem

Bạn đã từng nói dối con bạn như thế này chưa, hãy lắng nghe và cảm nhận video này để hiểu thêm về suy nghĩ của con nhé
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất

5453 Lượt xem

Đầy tháng là một dịp đặc biệt trong cuộc đời bé. Mọi người thường tổ chức tiệc để ăn mừng bé sinh được 1 tháng khỏe mạnh, bụ bẫm. Cũng nhân dịp này, cha mẹ ông bà có thể gửi đến bé những lời chúc ngọt ngào, ý nghĩa để bé sau này lớn lên luôn khỏe mạnh, thông minh. Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng vô cùng ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1346 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

511 Lượt xem

Bệnh cao huyết áp không chừa bất kỳ ai, kể cả mẹ bầu. Hơn nữa, huyết áp cao khi mang thai còn gây nhiều biến chứng thai kỳ cho mẹ. Vậy mẹ nên xử trí ra sao? Huyết áp cao là mầm mống của nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, suy tim. Điều này còn nguy hiểm hơn nếu mẹ đang mang trong mình một “sinh linh bé nhỏ”. Cao huyết áp khi mang thai là do đâu? Xử trí và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy để MarryBaby mách bạn trong bài viết dưới đây nhé.
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không

3190 Lượt xem

Sinh con ra ai chẳng muốn gần gũi và bế con nâng niu nhưng theo quan niệm thì việc bế ẵm trẻ nhiều là không tốt chút nào vì nếu mẹ bế ẳm trẻ nhiều có thể làm cho trẻ quen hơi mẹ và lúc này làm cho mẹ đi đâu cũng khó. Vấn đề đó làm cho nhiều bà mẹ cứ thắc mắc hoài và việc bế trẻ nhiều tốt xấu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ thêm có nên bế bông trẻ nhỏ hay không
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả

1433 Lượt xem

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Khi bé có những cơn sốt dưới 39°C, mẹ có thể thử một vài mẹo hạ sốt cho trẻ để hạ thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không ít bà mẹ khi thấy con bị sốt thường vội vã mua kháng sinh cho bé dùng ngay. Việc dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân hoặc không thông qua thăm khám là hết sức tai hại. Theo đó, thuốc có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn hay tệ hơn là dẫn đến tình trạng nhờn thuốc khiến trẻ gặp khó khăn trong điều trị ở những lần mắc bệnh sau. Chính vì thế, khi con không sốt quá cao, để đảm bảo an toàn mẹ có thể thử áp dụng các mẹo hạ sốt cho trẻ dưới đây để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ việc dùng thuốc.
Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục
Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục

477 Lượt xem

Mồ hôi trộm là gì? Đổ mồ hôi trộm là gì? Làm sao để bảo vệ bé yêu khỏi tình trạng ướt lưng, bẹn vào ban đêm? Đổ mồ hôi trộm ban đêm là tình trạng phổ biến ở các em bé sơ sinh. Mặc dù thời tiết không quá nóng hay kể cả bé cũng không hoạt động nhiều thì cơ thể vẫn có mồ hôi tiết ra. Tuy đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nhưng việc đổ mồ hôi trộm thường xuyên dễ khiến bé bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

367 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

418 Lượt xem

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng