Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sa tử cung là gì?
Trước khi tìm hiểu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung, mẹ cần biết sa tử cung là gì. Tình trạng này xảy ra khi các cơ và dây chằng ở sàn chậu căng ra và suy yếu, không hỗ trợ được tử cung, từ đó, tử cung bị trượt xuống hoặc nhô ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ mãn kinh từng trải qua nhiều lần sinh thường. Sa tử cung nhẹ thường không cần điều trị. Tuy nhiên, sa tử cung sẽ khiến mẹ khó chịu và làm gián đoạn cuộc sống của mẹ.
Nguyên nhân gây ra sa tử cung
Sa tử cung là kết quả của sự suy yếu của các cơ vùng chậu và các mô nâng đỡ. Nguyên nhân khiến các mô và cơ vùng chậu bị suy yếu bao gồm:
- Sinh con qua đường âm đạo: Mang thai đôi, đa thai hoặc kích thước thai nhi lớn khiến mẹ phải rặn nhiều khi sinh và tử cung vì thế dễ bị sa xuống.
- Tuổi tác: Phụ nữ lớn tuổi sau sinh có nguy cơ bị chấn thương sàn chậu cao hơn so với phụ nữ trẻ.
- Quá trình sinh nở phức tạp: Chuyển dạ và sinh nở khó khăn hoặc chấn thương trong khi sinh cũng gây sa tử cung
- Thừa cân: Chưa biết sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, nhưng mẹ bị thừa cân sau sinh chắc chắn sẽ tạo áp lực cho các cơ xương chậu, gây sa tử cung
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung: Các dị tật như tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có kích thước bất thường cũng khiến mẹ bị sa tử cung sau sinh
- Táo bón mãn tính hoặc rối loạn đại tiện: Điều này cũng làm mẹ tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh
- Ho mãn tính hoặc viêm phế quản: Điều này làm tăng áp lực ổ bụng, dẫn đến sa tử cung sau sinh
- Người từng phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu: Điều này sẽ khiến các mô khung chậu của mẹ suy yếu và dễ bị sa tử cung hơn
- Lao động nặng nhọc: Mẹ sau sinh lao động nặng, nâng vác vạt nặng quá mức và không đúng cách cũng sẽ tạo áp lực trong ổ bụng, dẫn đến sa tử cung.
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Từ những phân tích trên, ta dễ dàng kết luận được sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Có thể thấy, việc đi lại với cường độ cao, lao động nặng nhọc sẽ làm tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh. Hơn nữa, đi lại nhiều kèm với tư thế đi không đúng cách sẽ vô tình khiến cơ thể mẹ đau mỏi cơ, đau bụng. Điều này cũng vô tình tạo áp lực trong ổ bụng, dẫn đến sa tử cung.
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không thì là “có” mẹ nhé. Do đó, mẹ cần lưu ý đi lại đúng cách để giảm nguy cơ sa tử cung như không bước quá dài, không đẩy người về phía trước bằng chân trước về dồn nhiều sức lên xương chậu. Mẹ cố gắng hạn chế áp lực lên xương chậu nhất có thể vì suy yếu các cơ vùng chậu và mô nâng đỡ là nguyên nhân gây sa tử cung.
Mẹ nên làm gì để hạn chế bị sa tử cung sau sinh?
Sau khi biết sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, mẹ sẽ tò mò cách phòng ngừa tình trạng này. Mẹ có thể tham khảo các cách sau:
- Nghỉ ngơi: Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay mang vác vật nặng sai cách.
- Chú ý đi đứng: Đi lại ít và chỉ vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.
- Coi trọng chế độ ăn uống: Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón, tránh bị tăng cân, làm tăng áp lực cho bụng.
- Tránh bị ho: Mẹ cần giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu, dẫn đến sa tử cung.
Xem thêm