Các cách bổ sung protein cho trẻ biếng ăn
1. Khởi đầu ngày mới với trứng hoặc sữa
Đây là một bữa ăn sáng điển hình nhưng chứa đủ dinh dưỡng để bé bắt đầu một ngày mới. Bữa ăn sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của con nên mẹ tuyệt đối không được để bé bỏ bữa sáng đâu đấy! Nếu ngày nào cũng uống sữa và ăn trứng làm bé nhàm chán, bạn có thể thêm chút mới lạ. Thêm một chút siro vào thay sữa hay thay đổi hình dạng của trứng.
2. Sáng tạo bữa trưa với bánh mì
Ai nói bánh mì chỉ dùng để ăn sáng thôi đâu. Nếu bé không muốn ăn cơm, bạn hoàn toàn có thể cho con ăn bánh mì. Ngoài thịt, bạn có thể cho con ăn trứng, bơ đậu phộng… Tuy nhiên, nếu buổi sáng bé đã ăn trứng rồi, buổi trưa bạn không nên để con ăn trứng một lần nữa.
3. Thêm đậu vào món ăn yêu thích của bé
Họ hàng nhà đậu rất giàu protein. Vì vậy, nếu con thích, bạn có thể thêm đậu vào thực đơn hằng ngày của con. Tuy nhiên, nếu bé không thích, bạn có thể thêm một ít đậu vào món con yêu thích, các nhóc sẽ không nhận ra được đâu.
4. Cho con ăn nhẹ với phô-mai
Thay vì khoai thây chiên hay nước ngọt, bạn có thể cho con ăn phô-mai, vừa dinh dưỡng vừa được các nhóc khá yêu thích nữa. Cho con ăn phô-mai xen kẽ giữa các bữa chính. Bạn có thể cho bé ăn không hoặc ăn kèm một ít bánh quy chẳng hạn.
5. Sữa chua và ngũ cốc
Đây là hai nguồn protein cực kỳ thân thiện với các nhóc. Không chỉ dễ ăn, hai loại thực phẩm này cũng ghi rõ thành phần protein trên bao bì, giúp mẹ dễ dàng lựa chọn loại thích hợp cho con mình nhất.
Tin tức liên quan
23/11/2022 | 446 Lượt xem
28/06/2019 | 1503 Lượt xem
26/05/2020 | 1212 Lượt xem
17/11/2022 | 372 Lượt xem
19/06/2020 | 1287 Lượt xem
25/03/2023 | 392 Lượt xem
Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?
16/11/2022 | 372 Lượt xem
19/11/2022 | 516 Lượt xem
18/11/2022 | 562 Lượt xem
12/06/2020 | 1188 Lượt xem
24/06/2020 | 1287 Lượt xem
24/03/2023 | 328 Lượt xem
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
02/10/2018 | 3114 Lượt xem
03/12/2022 | 554 Lượt xem
10/11/2022 | 418 Lượt xem
26/11/2022 | 484 Lượt xem
19/06/2020 | 1099 Lượt xem
10/11/2022 | 0 Lượt xem
24/03/2023 | 365 Lượt xem
Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
08/10/2020 | 1209 Lượt xem
Xem thêm